“Làm giáo dục phải luôn ám ảnh cải thiện tổ chức và cá nhân!”

Chú thích: Nội dung được viết lại từ talkshow Vietsuccess Business – một talkshow về giáo dục host bởi anh Trần Quốc Khánh. Trong talkshow này, TS. Nguyễn Quốc Toàn và anh Trần Quốc Khánh đã cùng bàn luận về nhiều vấn đề như:

  • Làm Edtech và chuyển đổi số? EQuest đã làm chuyển đổi số từ khi nào? – Câu chuyện đi “lấy kinh” bên Ấn Độ (về chuyển đổi số) của EQuest từ những năm 2011.
  • Vai trò của người thầy là gì? Mục đích tối quan trọng của chuyển đổi số, theo quan điểm của mình, là gì?
  • Quan niệm thế nào về bệnh thành tích? Tại sao sính “thành tích” vẫn là điều tốt? Tại sao chúng ta không nên chê bai “bệnh thành tích”?
  • Tư nhân đầu tư giáo dục thế nào? Đặc biệt là dưới cách nhìn của dân kinh tế/tài chính.
  • Muốn có nhân tài thì phải làm gì? Lãnh đạo nên hành xử thế nào? Tại sao hành xử như “chủ tịch” thì sẽ không có mấy ai giỏi làm việc cùng? Quản lý một “dải ngân hà – toàn nhân tài” thì phải làm gì?
  • Làm thế nào để huy động vốn được trong thời đại “người khôn của khó” thế này?
  • Triết lý giáo dục của EQuest là gì?
  • Học sinh cần học gì? Và người thầy cần được đào tạo gì?
  • Và một số điều nữa….

Host Trần Quốc Khánh: Được biết anh là dân về tài chính, kinh tế, background học về Finance, kinh tế, bây giờ đang làm giáo dục. Không biết là cơ duyên, hành trình đưa anh đến với ngành giáo dục như thế nào?

Thật ra mình có hai nghề: nghề tay phải làm tài chính, nghề tay trái làm giáo dục chứ không phải mình mới vào giáo dục. Từ hồi mình làm tiến sĩ năm 2003 thì chúng tôi đã bắt đầu nghĩ đến câu chuyện làm giáo dục. Công ty EQuest được thành lập ngay từ năm 2003, đến tháng 8 – 9 năm nay là tròn 20 năm thành lập. Tất nhiên sau đó có rất nhiều thay đổi. 

Ban đầu EQuest là công ty về tư vấn du học. Sau dần dần mở ra thành công ty đầu tư trong các mảng về giáo dục: cao đẳng, đại học, phổ thông và công nghệ giáo dục. Trước là nghề tay trái nhưng giờ trở thành nghề tay phải chứ không phải là một nghề mới. Cho nên đã có 20 năm kinh nghiệm rồi.

Host Trần Quốc Khánh: Ban đầu anh lập EQuest  giống như là tư vấn du học… 

EQuest là tên viết tắt của Education Quest, có nghĩa là một cuộc trường chinh trong việc tìm sự nỗ lực giáo dục học vấn, hoặc là viết tắt của Slogan của chúng tôi “The Quest for Excellence”. 

Ban đầu, những người sáng lập nuôi chí là thay đổi nền giáo dục, đất nước Việt Nam. Bọn mình rất là thần tượng cụ Phan Bội Châu, hồi xưa cụ có phong trào Đông Du, bấy giờ chúng tôi có phong trào Mỹ du. Muốn thay đổi đất nước thì học hỏi những cái gì tốt nhất đến những tri thức hiện đại nhất trên thế giới. Theo mình nghĩ, hồi đó nền giáo dục tốt nhất là Mỹ, cho nên sau khi xin được học bổng sang Mỹ làm tiến sĩ thì mình nghĩ đó không phải là quá trình quá khó khăn nếu mình biết làm một cách kỹ lưỡng, chuẩn bị đầy đủ. Từ từ mình tạo các cơ hội để các anh em tham gia, đây gọi là khởi thủy của công ty có tên là EQuest. 

Host Trần Quốc Khánh: Ban đầu là du học Mỹ “ Mỹ du”, như thế nào mà anh lại đến với du học trong nước? Tức là hệ thống các trường phổ thông và đại học cao đẳng.

Sau khi làm tư vấn du học một thời gian thì chuyển sang bổ sung làm luyện thi. Lúc mới đầu tư sang khối phổ thông, cao đẳng, đại học thì không phải là toan tính chiến lược mà nó là một sự may mắn. Đến năm 2012, 2013 gì đó mình có một cơ hội mua lại một tập đoàn giáo dục trong đó có cao đẳng, đại học, luyện thi tại TP.HCM. 

Sau đó chúng tôi nhìn thấy cơ hội ở giáo dục phổ thông bởi vì giáo dục phổ thông ở TP.HCM lúc đó đã bắt đầu phát triển, ở Hà Nội phát triển tốt nhưng chưa được đầu tư bài bản. Bọn mình bắt đầu chuyển hướng bổ sung trong danh mục đầu tư là đầu tư khối phổ thông. Có nghĩa là năm 2013 đầu tư vào cao đẳng, đại học và đến năm 2016, 2018 thì bổ sung vào danh mục đầu tư các khối phổ thông. 

Nhưng từ năm 2011, mình và các đồng sáng lập đã bắt đầu nghĩ đến câu chuyện Edtech. Người ta gần đây mới nói chuyện về Edtech nhưng EQuest nghĩ đến câu chuyện Edtech cách đây mười mấy năm rồi, 12 năm rồi, hơn 1 thập kỷ trước đây.

Host Trần Quốc Khánh: Cụ thể là Edtech trước đây làm gì?

Hồi đấy, bên mình làm mảng bài giảng số. Bài giảng số chính là cái hiện giờ người ta nói rất nhiều, đó là số hóa, chuyển đổi số trong giáo dục. Hồi đấy mình đã làm rồi. 

Nói thật là lúc đó các thầy cô cũng chưa biết bài giảng số là cái gì đâu. Những khái niệm chuyển đổi các bài giảng sang bài giảng số, tự động chấm thi, dùng trí tuệ nhân tạo rồi đánh giá… hồi đấy rất mới lạ mà ngay cả cơ chế pháp lý, nền tảng pháp lý cũng chưa cho phép được công nhận chuyện đấy. Hồi đấy rất là khó khăn với chúng tôi, bây giờ cũng còn khó khăn nhưng hồi đấy thực sự như là khai thiên lập địa, sơ khai. Lúc đó chúng tôi phải đi giải thích từng tí một và cảm hứng đầu tiên là khi chúng tôi đi sang Ấn Độ. 

Hồi xưa lúc mà tìm tinh hoa giáo dục thì phải đi sang Mỹ học nhưng muốn tìm giải pháp về giáo dục, tối ưu hóa trong giáo dục thì phải sang Ấn Độ. Bởi vì Ấn Độ là đất nước rất đông dân và nguồn lực thì cực kỳ hạn chế cho nên họ có những tư duy đột phá trong giáo dục. Làm sao có thể dạy cho hơn 1 tỷ dân với trình độ, kinh tế, văn hóa, bối cảnh 1 đất nước dân chủ khác nhau như thế nào? Thì họ phải đưa ra những giải pháp cực kỳ đột phá. Cho nên anh em khăn gói sang Ấn Độ, sang Bangalore, sang thung lũng Silicon. 

Năm 2011 là anh em đã bắt máy bay sang đấy học hỏi rồi về nghiên cứu, học hỏi Ấn độ làm bài giảng số. Bài giảng số không có gì khó cả. Có nghĩa là gì, tất cả các bài giảng phải được số hóa, phải làm sao cho sinh động, thú vị để học sinh học một cách vui vẻ, tự nhiên. Bài giảng số không phải là 1 đoạn phim dài 30 – 40 phút, đôi khi nó chỉ là một cái animation, 1 bài giảng rất ngắn gọn 3 – 4 phút, thậm chí ngắn hơn nhưng phải có bài kiểm tra ngay lập tức và làm sao có tính tương tác và phải hay. 

Từ hồi đấy chúng tôi đã nghĩ đến rồi “Tại sao phải làm như thế?” Tại vì nếu muốn thay đổi giáo dục cần thay đổi 2 chỗ: chất lượng thầy cô và nội dung, giáo trình. Thế nhưng để thay đổi chất lượng giảng dạy không phải là dễ, thay đổi đào tạo thầy cô phải cần vài thế hệ nhưng thay đổi giáo trình là cái có thể làm ngay được với sự hỗ trợ của công nghệ. Bọn mình bắt đầu bằng cái thứ 2. Xong mới bắt đầu đầu tư thêm. Khi chúng tôi có các nhà đầu tư như quỹ TAEL, họ đầu tư cho bên mình số tiền để mở rộng ra Hà Nội và Sài Gòn, đầu tư vào các trường phổ thông. Nó là sự nối tiếp nhau, nó vừa là những toan tính chiến lược nhưng cũng là sự may mắn. 

Hồi đấy chúng tôi đã là người đi đầu trong đầu tư giáo dục phổ thông tư nhân theo dạng gọi là hợp nhất. Đầu tư chúng tôi mua lại, gọi là tái cấu trúc, hỗ trợ những công ty các trường học làm tốt hơn lên. Khởi điểm ở Hà Nội, còn ở Sài Gòn chúng tôi chưa bằng các cái bạn bè khác nhưng ở Hà Nội chúng tôi có thể coi là đơn vị đầu tiên làm câu chuyện hợp nhất các trường học lại. 

Host Trần Quốc Khánh: Năm 2011, khái niệm bài giảng số vẫn còn mới, chưa phải là phổ biến như anh vừa chia sẻ. Và anh cũng nói là để thay đổi nền giáo dục Việt Nam thì anh thay đổi giáo trình, tức là bài giảng số thì khi mà đi sang Ấn Độ học và khi về Việt Nam thì ứng dụng như thế nào? Có khó không? Quá trình thích nghi và mang nó về Việt Nam để ứng dụng tại đây?

Quá trình cực kỳ khó bởi vì Ấn Độ đã đi trước mình, đến tận bây giờ Ấn Độ đang đi trước mình rất nhiều, trước thế giới rất nhiều, họ đã làm sẵn hết rồi. Hồi đầu anh em hăm hở muốn bê nguyên về nhưng về Việt Nam mình chê: cái accent của Ấn Độ không chuẩn, bài giảng số của Ấn Độ không hợp với văn hóa. Sau chúng tôi cũng phải làm cho nó adapt, làm cho nó thích ứng với Việt Nam. Xong rồi tổ chức các hội thảo, buổi thuyết trình. Chính bản thân mình và anh em còn phải đứng phát tờ rơi, ngồi tiếp khách ở Caravelle. Làm các hội thảo ban đầu thì không dễ nhưng dần dần khi mọi người nhìn thấy tác động tích cực, mọi người rất ủng hộ. Thực ra chúng tôi có rất nhiều sự ủng hộ của các Sở, các ban ngành vì chúng tôi nghĩ chúng tôi làm rất nghiêm túc trong chuyện chuyển đổi số như thế và cũng không ty nào chấp nhận đầu tư số lượng nguồn lực cả về mặt nhân lực và tài lực trong chuyện bài giảng số như thế.

Host Trần Quốc Khánh: Tại sao lúc đó mình lại cần bài giảng số, tức là khi đó một sự bổ sung cho các giáo viên truyền thống như thế nào?

Nói đơn giản như thế này, trong bài giảng số đó, chúng tôi dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh. Để cho người học giỏi tiếng Anh nếu chỉ dạy theo kiểu thông thường thì người học sẽ không nhớ nhưng nếu muốn nhớ lâu thì phải cho họ tư duy bằng tiếng Anh. Tư duy bằng tiếng Anh là cái “keyword” rất quan trọng, tư duy bằng tiếng Anh cái gì là dễ nhất: tư duy Toán, tư duy Khoa học. Khoa học cũng không phải là những gì “trên trời dưới biển”, phức tạp. Tư duy Khoa học chỉ là “1+1=2”, nước đun sôi là 100 độ thì nóng… tức là những cái khái niệm cực kỳ đơn giản. 

Khi học sinh tư duy bằng khái niệm đấy thì sẽ giỏi tiếng Anh, nhất là khi mình bắt đầu bằng 1 cái rất đơn giản. Tức là gì? Tức là bản chất đang dạy 1 chương trình quốc tế với 1 chi phí cực kỳ thấp và đơn giản hóa nó đi rất nhiều. Các bạn học sinh trường quốc tế nói tiếng Anh rất hay vì bản chất được học bằng tiếng Anh chứ không phải là hàng ngày chúng ta đến các bạn dạy tiếng Anh như thế nào, không phải là “hello”, “how are you”, “what’s your name”… Những câu đấy học sinh sẽ không nhớ được nhưng dạy ngay bằng giáo trình tiếng Anh thì các bạn sẽ nhớ nhanh. Đây là 1 cách thay đổi cách tư duy của bên mình. 

Thay vì dạy tiếng Anh thì dạy học sinh nghĩ bằng tiếng Anh, dạy những khái niệm, những phạm trù, cách tính toán, những nguyên tắc khoa học rất đơn giản bằng tiếng Anh thì khi các bạn nghĩ như vậy rồi các bạn sẽ nhớ rất lâu. Ví dụ, bây giờ nói đến bút thì không được gọi là bút nữa, gọi là “pen”, nước không được gọi là nước nữa mà gọi là “water”… Đừng bắt các bạn phải dịch từ nước với “water” với nhau mà nước là nước, “water” là “water”,  2 cái đấy rất khác nhau. Đấy là cách tiếp cận của EQuest.

Host Trần Quốc Khánh: Cụ thể ở đây, bài giảng số chính là những video có sẵn? 

Bài giảng số chính là những bài giảng được gọi là hoạt họa hóa, “animation”, được graphic hay hơn, những bài giảng ngắn hoặc là những đoạn phim rất là ngắn được số hóa. 

Ví dụ như, bạn học về Thánh Gióng thì sẽ có 1 phim rất ngắn, nói về Thánh Gióng, nhưng chỉ 2 -3 phút, sau đó các bạn có thể làm bài tập dựa trên những cái đấy; bạn học về tim, cấu trúc của tim thì bài giảng số sẽ vẽ ra không gian 3 chiều của tim. Điều đó giúp học sinh học rất nhanh, thế nhưng lại bằng tiếng Anh nữa thì các bạn sẽ nhớ rất nhiều. Thay vì học không có tương tác thì bài giảng số tương tác rất nhiều, các bạn ấn vào tim mà tâm thất, tâm nhĩ mở ra là các bạn hiểu ra ngay, mà lại vừa hiểu về khoa học, vừa hiểu về tiếng Anh luôn.

Host Trần Quốc Khánh: Bài giảng số tác động đến giáo viên như thế nào?

Bài giảng số có cái hay như thế này, nghĩa là bài giảng số được cấu trúc hóa rất rõ. Bắt đầu như thế nào, kết thúc như thế nào, bên trong thân bài như thế nào, các bài tập ra làm sao…  Khi giáo viên sử dụng bài giảng số thì họ không những chỉ là giáo viên mà họ là người điều phối rất rõ. Đó chính là bản chất của giáo viên trong thời đại công nghệ 4.0. Thay vì đi dạy thì họ điều phối những chuyện đấy. 

Khi bài giảng số bật lên, giáo viên sẽ làm sao kích thích học sinh tham gia vào, để học sinh có thể trả lời các câu hỏi sau khi học, đọc bài giảng số chứ không nhất thiết giáo viên phải dạy từ đầu. Khi nói về tim thì cho học sinh xem 1 đoạn phim về tim chắc chắn là hay hơn giáo viên đi miêu tả về tim và khi được làm nhiều lần thì cái tư duy của học sinh sẽ trở nên logic hơn, cách tiếp cận có hệ thống hơn. Bản thân những giáo viên ở vùng sâu vùng xa không được đào tạo tiếng Anh chuẩn, họ phát âm cũng sẽ tốt hơn. 

Bài giảng số có tác động 2 chiều, vừa hỗ trợ cho học sinh học, đồng thời cũng giúp đỡ giáo viên làm cho tư duy của họ logic hơn, tiếp cận có hệ thống hơn và tiếng Anh của họ cũng tốt hơn. Và bài giảng đấy hỗ trợ bớt thời gian chuẩn bị giáo án đi rất là nhiều, bởi vì mỗi hôm họ chuẩn bị giáo án theo 1 cách khác nhau nhưng nếu có 1 giáo án rõ ràng, cố định thì họ sẽ tăng tính quy mô lên rất nhanh. 

Chẳng hạn như bây giờ chúng tôi vẫn dạy hơn 100.000 học sinh như thế và chúng tôi dạy rất là thành công. Khi chúng tôi làm đánh giá tác động thì chúng tôi thấy học sinh học tiếng Anh thông qua bài giảng số tác động lên rất nhiều khác biệt cho các học sinh.

Host Trần Quốc Khánh: Những điều anh học được từ Ấn Độ, ngoài nội dung, phát âm của người Ấn nói tiếng Anh thì cái mình học được của họ là gì? Tức là cách họ làm ra những bài giảng số đó như thế nào?

Cách họ làm những bài giảng số đó, cách họ cấu trúc hóa một bài giảng ra làm sao, cách họ làm 1 bài test như thế nào… từ hồi đầu họ đã làm được tất cả những cái đấy rồi, những cái gì mà chúng ta đang làm, đang nói bây giờ Ấn Độ đã làm cách đây 10, 12 năm rồi và họ làm tốt hơn mình rất nhiều.

Host Trần Quốc Khánh: Sau 12 năm, bây giờ anh thấy cách ứng dụng bài giảng số vào trong hệ thống trường của EQuest có thay đổi như thế nào?

Thứ nhất là chúng tôi dùng không phải mỗi trường của EQuest và chúng tôi gọi là license cho các trường công rất là nhiều. Nó giảm chi phí đáng kể cho học sinh học tiếng Anh, thay vì trả 50 -100$ để học tiếng Anh thì chỉ trả 10 – 20$, tương đương khoảng 200.000 – 600.000 đồng/tháng, rẻ hơn rất rất nhiều. 

Thứ hai là các bài giảng được đánh giá, kiểm định. Hiện giờ, EQuest là tổ chức tư nhân duy nhất được kiểm định bởi tổ chức Cognia – Cognia là tổ chức kiểm định lớn nhất thế giới trong phổ thông và công nghệ giáo dục. Nó tác động rất nhiều đến giáo viên, giáo viên được học 1 cách tiếp cận mới, học sinh học bài giảng thú vị hơn.

Host Trần Quốc Khánh: Có thêm công cụ cho…

Tất cả những gì hiện giờ chúng ta đang nói chuyển đổi số thì chúng tôi làm 10 năm nay rồi. Nghĩa là đến lớp có 1 bài giảng đã được đánh giá. Tất nhiên là bài giảng của chúng tôi ngày càng tiến hóa hơn so với ngày xưa, khi mới tiếp cận thì bài giảng còn rất nguyên thủy, hồng hoang. Bây giờ bài giảng số của chúng tôi thú vị hơn Ấn Độ rất nhiều.

Host Trần Quốc Khánh: Ngoài những gì đã mua được của Ấn Độ trước, bây giờ mình có tự tạo ra không? Nhu cầu bài giảng số ở Việt Nam như thế nào? 

Bọn mình tự tạo ra gần hết và nhu cầu bài giảng số rất cao, chỉ có điều chúng tôi không đáp ứng hết được nhu cầu. Nhưng để làm được bài giảng số đấy không thể thiếu vai trò của 1 người thầy, rất cần 1 người thầy nhưng người thầy đấy không chỉ là để dạy nữa mà vai trò của người thầy làm sao mà điều phối được, gợi cảm hứng được. Cái đó đúng như những gì chúng ta đang nói về trí tuệ nhân tạo, vai trò của người thầy ra làm sao thì bây giờ chúng tôi cũng đang như thế. Họ phải sử dụng được bài giảng số đấy. Nhu cầu cao và chúng tôi làm rất hiệu quả, chất lượng, tiến hóa hơn rất nhiều so với ngày xưa. 

Bây giờ chúng tôi đã đầu tư hơn chục triệu đô để làm các bài giảng số, có phần để đánh giá luôn và chúng tôi cũng trò chơi hóa các bài giảng số đó. So với những gì mình nhìn thấy được từ hồi “Tây trúc lấy kinh” đến giờ chúng tôi khác nhiều lắm rồi, xa 1 trời 1 vực rồi, hệ thống bài giảng số của chúng tôi cũng thú vị hơn, được Việt hóa hơn. 

Host Trần Quốc Khánh: Với tất cả những thay đổi, những công cụ đấy thì anh thấy người thầy trong kỷ nguyên này như thế nào? Nhiệm vụ của họ là gì? 

Đầu tiên, mình phải thấy rằng người thầy cô trong kỷ nguyên này được giải phóng. Giống như ngày xưa khi chưa có máy dệt thì họ sẽ phải đan len bằng tay, dệt bằng tay, cũng như khi chưa có ô tô thì họ sẽ phải đi ngựa hay có một chiếc máy giải phóng người phụ nữ rất nhiều, chính là máy rửa bát đĩa… thì bài giảng số, chuyển đổi số giải phóng thầy cô giáo.

Giải phóng về cái gì? Giải phóng về những việc làm thường nhật, họ không phải hằng ngày ngồi soạn bài một cách máy móc nữa, họ không cần phải chấm điểm dựa trên những tờ giấy nữa. Việc của họ không cần phải đi tìm hiểu quá nhiều kiến thức, đi tổng hợp lại mà đã có trí tuệ nhân tạo, những bài giảng số đã làm sẵn, việc của họ là trở nên con người hơn và làm sao cho học sinh thích học hơn, làm sao điều phối 1 lớp học cho các bạn học sinh quan tâm đến học hơn, say mê buổi học ngày hôm nay, ngày hôm sau nữa. 

Nghĩa là vai trò của người thầy giáo càng ngày càng lười hơn và có tính chất là kích thích, động viên, hỗ trợ thay vì là truyền tải kiến thức. Những cái đấy là chúng tôi đã cố gắng làm từ rất lâu rồi và bây giờ nó trở thành 1 thời kỳ bùng nổ, chúng tôi rất mừng là đã đón đầu được phong trào đấy.

Host Trần Quốc Khánh: Và nó thay đổi luôn chức năng của thầy cô trong kỷ nguyên này, thầy cô không còn là truyền tải kiến thức mà chỉ là điều phối…

Không còn chỉ là truyền tải kiến thức, người thầy vẫn cần phải truyền tải kiến thức nhưng truyền tải kiến thức theo cách nào đó. Không cần phải là dạy học vẹt, bởi vì dạy học vẹt học sinh không còn thấy thú vị nữa, học vẹt không thể nào hay bằng xem 1 đoạn phim được. Khi muốn học về Thánh Gióng thì xem phim về Thánh Gióng bay lên trời lúc nào cũng đẹp hơn ngồi tả. Muốn học về cấu trúc ADN thì xem chuỗi xoắn kép, tim, gan, phèo, phổi… chắc chắn là 1 hình họa 3D và có tương tác sẽ hay hơn miêu tả miệng. Nhưng lúc đấy người thầy phải làm sao để học sinh muốn học về chuỗi xoắn kép, học về ADN, học về tim thì cái đấy là khó. Nghĩa là không phải thay đổi mà nó tăng trình độ của người thầy hơn và bổ sung những cái skills set, tập kỹ năng mới của người thầy.

Host Trần Quốc Khánh: Theo anh, hệ thống giáo dục công ở Việt Nam mà muốn ứng dụng bài giảng số thì sẽ gặp phải những rào cản gì ngoài vấn đề chi phí?

Thực ra chi phí nội dung số không phải là chi phí lớn. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mới là chi phí lớn. Bây giờ mình nói chuyện chuyển đổi số chứ không phải chỉ là bài giảng số nữa. Ví dụ, muốn sử dụng chuyển đổi số thì có 2 vấn đề: 

Thứ nhất là câu chuyện pháp lý. Ở Việt Nam chưa công nhận bài thi tự động online. Ví dụ như thi online, thi các bài kết thúc cuối kỳ không được công nhận trừ khi có camera, có mặt trong phòng thi nhưng nếu ở nhà thì cũng sẽ không được công nhận, như: kỳ thi kiểm tra giữa giờ, cuối học kỳ… những kỳ thi đấy phải có sự giám sát rất chặt chẽ. 

Nhưng mọi người phải nhớ rằng chúng ta có thể thi Duolingo, một kỳ thi mà cả thế giới chấp nhận học tiếng Anh ở nhà. Trên thế giới bây giờ những trường đại học lớn như: Harvard, MIT, Columbia đều công nhận nhưng chúng ta thì chưa đồng ý chuyện đấy. Cho nên chuyển đổi số đầu tiên là rào cản về mặt pháp lý: có công nhận cái chuyện dạy đấy không, có công nhận kết quả học đấy không. Các trường công rất khó làm được chuyện đấy, bởi vì các trường công phải tuân thủ, muốn thay đổi thì thậm chí phải thay đổi từ Quốc hội, Luật Giáo dục có công nhận thi online hay không, không cần giám thị. Bởi vì thi có giám thị thì cost, chi phí rất lớn. Phải có camera, phải có camera nhận mặt, phải có rất nhiều thứ phải xem xét, có cheating gian dối hay không. 

Rào cản thứ hai là đầu tư những cơ sở hạ tầng cơ bản. Ví dụ như học sinh phải có máy tính, điện thoại di động thông minh. Không phải học sinh nào cũng có máy tính, trừ những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ thì những tỉnh vùng sâu vùng xa không có máy tính, không có dễ. Thử tưởng tượng chúng ta đang ở đây, ngay thành phố lớn nhưng khi đi những quận xa như quận 12, Củ Chi, Gò Vấp thì cũng rất nhiều bạn không có. Đấy là những rào cản lớn trong chuyển đổi số. Nhà nước có thể subsidies, bao cấp 1 phần chuyện đấy hoặc là đầu tư những phòng máy với những chi phí rất là thấp. Đấy là những cái nhà nước cần phải làm.

Host Trần Quốc Khánh: Có vẻ như khi học sinh phải tiếp cận bài giảng số và thi online chưa được công nhận nhưng nếu trong lúc chưa có cách giải quyết được những vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng thì việc sử dụng bài giảng số như anh nói ở trong trường công để giúp thêm cho thầy cô thì sao?

Nó giúp được rất nhiều, cái đó thì trường công đang ứng dụng vì học sinh học thấy thú vị hơn. Chỉ có điều là phần testing, đánh giá thì sẽ khó thôi, nghĩa là không được công nhận một cách chính thức. Còn những cái khác thì vẫn được và tiết kiệm thời gian rất nhiều. 

Và bây giờ tất cả các giáo trình không phải của mỗi bên mình mà rất nhiều các giáo trình bình thường thôi là cũng đã được video rồi, hoạt họa hóa các thứ hết rồi, để cho học sinh cảm thấy thú vị hơn. Người ta gọi là phong trào animation trong giáo dục, tạo ra những cơ chế nào cho học sinh cảm thấy học vui hơn, thích hơn và hiệu quả hơn, mà cá nhân hóa hơn. 

Host Trần Quốc Khánh: Khi anh nói chuyện đi đầu tư vào các trường, sáp nhập các trường thì theo anh thấy, vấn đề lớn nhất của chất lượng giáo dục tại trường THPT ở Việt Nam là gì?

Theo đánh giá của mình, giáo dục phổ thông của Việt Nam là khá tốt, giáo dục đại học của Việt Nam mới là vấn đề lớn. Nhưng chúng ta sẽ nói câu chuyện giáo dục đại học sau.

Giáo dục phổ thông Việt Nam ở các thành phố lớn không tệ. Bởi vì học sinh của mình khi đi học nước ngoài được tiếp cận chương trình quốc tế tiên tiến thì các bạn học không tệ và ngay tại các kỳ thi quốc gia, quốc tế đánh giá rating của mình rất cao. Còn vấn đề là gì? Vấn đề các trường công đầu tiên vẫn là cơ sở vật chất. Đây là vấn đề rất lớn.Ví dụ, 1 lớp học 50 – 60 học sinh thì học sinh không thể học, tiếp cận được nhiều. Đấy là điều đầu tiên đối với những thành phố chưa giàu hoặc những khu dân cư chưa giàu. 

Cái vấn đề thứ hai là liên tục nâng cấp trình độ giáo viên. Mình nhìn thấy ở các trường công, các anh chị ấy rất muốn cải tiến, nâng cấp chất lượng, trình độ của mình nhưng cũng cần tạo rất nhiều cơ hội. Mà tạo rất nhiều cơ hội thì khá tốn kém bởi họ phải tham gia các hội thảo, buổi đào tạo nhiều khi rất mất thời gian. Nếu có cách gì mà đơn giản hóa các thủ tục đấy thì đỡ hơn rất nhiều. 

Đấy là những cái mình nhận xét. Túm lại là gì? Thứ nhất, cơ sở vật chất. Thứ hai là nâng cao chất lượng, cải tiến chất lượng liên tục trình độ của giáo viên ở các trường công.

Thứ ba nữa mình nghĩ là giáo viên trường công thu nhập không cao nên phải tạo điều kiện để họ có cơ chế thu nhập. Khi giáo viên có thu nhập cao hơn 1 chút thì họ sẽ tận tâm hơn, làm việc tốt hơn, năng suất tốt hơn. Bây giờ mình phải tạo những cơ chế để tạo điều kiện cho họ có thu nhập cao hơn trong khu vực công. Hiện tại lương giáo viên khu vực công, trừ những giáo viên dạy môn quan trọng như: Toán, Văn, Anh còn những môn mà năm đấy không thi sẽ được coi là không quan trọng thì thu nhập rất thấp.

Host Trần Quốc Khánh: Đồng lương giáo viên vẫn luôn là 1 chủ đề được báo chí phản ảnh liên tục trong thời gian qua. Ở góc độ nhà đầu tư giáo dục thì anh có nghĩ về giải pháp đồng lương giáo viên như thế nào? 

Mình viết rất nhiều về vấn đề đấy. Đầu tiên hãy mở cho khu vực tư thật nhiều. Hiện giờ khu vực tư mới chiếm dưới 5% đầu tư trong giáo dục, nếu khu vực tư mà được đầu tư, được cho phép, được hỗ trợ lên đến 20 – 30% thì gánh nặng cho khu vực công sẽ được giải quyết rất nhiều. 

Đầu tiên hãy để cho tư nhân làm tốt đi đã, khi tư nhân làm tốt thì tự nhiên khu vực công sẽ có động lực để làm tốt hơn và bớt đi một phần gánh nặng thì nhà nước có thể tăng lương lên được. Cái thứ hai theo quan điểm của mình là hãy tạo những cơ chế cho phép công tư kết hợp. Việt Nam là 1 đất nước thú vị, chúng ta cho phép những chuyện đấy nhưng chúng ta hãy cởi mở hơn những chuyện đó đi. Đừng có nghĩ là chúng ta kinh doanh giáo dục, bởi vì khi như thế thì giáo viên họ sẽ có những điều kiện để có thể tăng thu nhập của họ.

Ví dụ chúng ta đang nói mãi về chuyện cấm dạy thêm nhưng đấy là 1 chuyện rất sai lầm. Giáo viên không nên dạy thêm chính học sinh của mình nhưng họ nên có quyền được dạy thêm và đừng xấu xa hóa chuyện đó, biến nó thành 1 cái gì rất tệ, nó chả có gì tệ cả. Bác sĩ được quyền mở phòng mạch tại sao giáo viên đi dạy thêm là chuyện dở?

Cho nên mình nghĩ là để cải thiện những cái đấy thì đầu tiên chúng ta phải nhận thức đúng những chuyện đấy đã. Thỉnh thoảng một năm mình lại đọc được 1 số bài báo nói mãi về chuyện dạy thêm, thế xong rồi biến giáo viên thành tội đồ. Mình nghĩ phần lớn giáo viên dạy thêm là để cải thiện kiến thức của học sinh và họ có quyền kiếm tiền một cách chân chính đàng hoàng.

Vậy thì mình nghĩ là, đẩy mạnh khu vực tư nhân, giảm bớt áp lực cho khu vực công. Cái thứ 2 là đẩy mạnh việc công tư kết hợp, hợp tác để đưa đến những giải pháp cả hai bên đều có lợi. Cái thứ 3 là nghĩ cách tăng tiền thu nhập giáo viên, đừng cấm dạy thêm và biến nó thành một vết nhơ trong xã hội. Cái đấy là mình khuyến nghị, tất nhiên vẫn còn rất nhiều giải pháp khác.

Host Trần Quốc Khánh: Theo anh hạn chế ở việc đẩy mạnh khu vực tư nhân, tức là mở hơn để tư nhân tham gia vào giáo dục như thế nào?

Thực ra không phải hạn chế, nhà nước rất ủng hộ trong việc đầu tư tư nhân nhưng đấy là ủng hộ về mặt tinh thần, còn đi sâu vào thì rất khó. Ví dụ như quy hoạch 1 khu dân cư chẳng hạn, có rất nhiều trường hợp “kẻ ăn không hết người lần không ra”. Bọn mình có khả năng đầu tư 20 – 30 trường 1 lúc trên toàn quốc nhưng không kiếm ra đất. Đến những khu đất này thì khu đất đó đã được “xí” từ cách đó 10 – 15 năm rồi. Lúc hỏi thì 10 triệu/m2, nếu mua 1 ha đất hết 100 tỷ thì không có cách gì để đầu tư được cả. 

Có nghĩa là đưa ra những cơ chế nhưng không có chế tài hoặc có những chỗ luật đầu tư rất là lằng nhằng, phức tạp. Nếu không hiểu những chuyện đấy mà đưa ra luật trên trời cũng không thể làm gì được.

Thực ra, nhà nước rất ủng hộ giáo dục tư nhân nhưng có những cái giấy phép con, những quy định rất lằng nhằng khiến tư nhân không thể làm được. 

Host Trần Quốc Khánh: Thế thì trong giải pháp thứ 2, công tư kết hợp thì cái khó nhất là gì? Nút thắt ở đâu?

Nó cũng không phải là khó, Việt Nam cũng hỗ trợ nhiều phết. Nhưng mình chỉ nói cái bỏ rào cản về tâm lý. Ví dụ, có những giải pháp về chuyển đổi số đưa vào các trường công nhà nước không thể tự làm những chuyện đấy thì hãy cho phép tư nhân tham gia, phụ huynh cũng tham gia. Phụ huynh sẵn sàng trả tiền cho chuyển đổi số nhưng nếu nhà nước không tạo điều kiện cho các tổ chức giáo dục tư nhân hợp tác thì rất khó làm. 

Chẳng hạn, chúng tôi có nền tảng MegaSchool, MegaTest rất muốn đưa vào các trường. Thế nhưng nếu như không có cơ chế tài chính thì chúng tôi không thể đưa vào được, chúng tôi không thể làm free mãi được, phải có bài toán kinh doanh nữa. Nhiều khi mình chỉ muốn thu 10.000 – 20.000 đồng/học sinh chẳng hạn nhưng cũng phải có cơ chế để mình làm chuyện đấy. Chứ nếu không, bảo đây là trường công em không được làm thì cũng rất là khó. Cần phải cho phép làm chuyện đấy, cho phép một cách nhiệt tình, hào hứng ủng hộ chứ không phải vừa làm vừa giấu. Như thế thì mình làm rất là nhanh. 

Phần lớn các tỉnh thành phố Việt Vam ủng hộ nhưng nhìn chuyện đấy như chiến lược thì mình nghĩ cần nhìn nhận 1 cách nghiêm túc hơn.  

Cách đây 2-3 tháng, chúng tôi có lên Mù Cang Chải, chúng tôi dạy 1 lúc 2.000 – 3.000 học sinh, dạy Toán và Khoa học bằng Tiếng Anh. Huyện thì rất là ủng hộ, mọi người rất ủng hộ nhưng nhìn chặt chẽ ra, mình không biết cơ chế như thế nào?

Host Trần Quốc Khánh: Chưa có cơ chế? 

Cơ chế bảo là có nhưng cũng không phải là có. Trong khi mình dạy miễn phí thì cũng phải có cơ chế để ủng hộ mình chứ và nếu không có cơ chế thì làm sao mình dạy được? 

Trong khi mình dạy 1 lúc đến 20.000 -30.000 học sinh, đây là 1 cuộc cách mạng trong tư duy rất lớn. Và đợt vừa rồi chúng tôi kiểm tra bài thi, 37 – 38% học sinh được 9 và 10, hơn 50% trên trung bình, tổng lại là hơn 85% trên trung bình. Có nghĩa là chất lượng dạy rất tốt nhưng vẫn bị một số nhà báo hỏi thăm. Chính vì không có cơ chế ủng hộ. Chính quyền ủng hộ nhưng hỏi cơ chế ra thì rất nhiều thứ.

Tóm lại, công tư kết hợp thì phải có cơ chế rõ ràng. Cái thứ 2 là phải có sự ủng hộ thực sự.

Host Trần Quốc Khánh: Vấn đề của giáo dục phổ thông anh có khen là oke, ổn, đại học mới là vấn đề. Vậy thì vấn đề lớn là gì?

Mình nghĩ là giáo trình rất chậm, đổi mới chậm, không cải tiến. Cái thứ 2 là học những môn quá lạc hậu so với thế giới. Cái thứ 3 là hạn chế rất nhiều trong chuyện cho phép dạy các môn mới. Cái thứ 4 là đưa ra rất nhiều tiêu chí, điều lệ. 

Ví dụ giờ muốn học một ông đạt giải Nobel, không cho phép người ta được cấp chứng chỉ chuyện đấy chẳng hạn. Ví dụ học sinh ở Hà Nội, muốn học về truyền thông với anh Khánh nhưng anh chỉ có ở tại Sài Gòn này thôi, thì có chấp nhận chứng chỉ đấy không? Vì luật của Việt Nam chỉ chấp nhận 30% thôi, tại sao không phải là 50%, tại sao không phải là 100%? Ví dụ, một ngày nào đó học sinh ở Viện Toán Việt Nam, các trường đại học Toán… muốn học với giáo sư Ngô Bảo Châu thì theo đúng luật, giáo sư phải bay về Việt Nam, có mặt tại Việt Nam để giảng dạy thì học sinh mới được cấp tín chỉ.

Host Trần Quốc Khánh: Không học từ xa được…

Học từ xa được nhưng nếu vượt quá 30% tổng số lượng tín chỉ thì không được công nhận. Đấy là những điều luật do nước mình đề ra. Trong khi cả thế giới nói chuyện về đại học số, nói chuyện về thế giới mở thì chúng ta vẫn loanh quanh với điều luật về giáo dục đại học.

Host Trần Quốc Khánh: Giáo trình anh nói là cũ, không update, không cải tiến, vì sao khó thay đổi giáo trình như vậy?

Bởi vì bản thân chất lượng giảng viên chưa thực sự xuất sắc. Chúng ta có xu hướng dạy “cơm chấm cơm” – giảng viên tốt nghiệp đại học ra 1 thời gian học thạc sĩ, tiến sĩ, chưa có trải nghiệm về ngành vẫn có thể tham gia dạy. 

Những cái đấy rất ảnh hưởng, 1 người vừa mới tốt nghiệp ra chưa có chuyên môn sâu sắc lại đi dạy 1 người học lại. Xu hướng dạy này thì không thể dạy từ xa được trong khi đó thế giới đi ra rất nhanh rồi, những khóa đào tạo trên thế giới thì rất khó để công nhận tín chỉ. 

Giáo dục đại học là phải thay đổi cực kỳ nhanh, bây giờ người ta không nói về câu chuyện giáo dục đại học mà người ta nói về mini credit, micro-certi, tức là những cái bằng rất nhỏ. Thay vì học đại học thì học những tín chỉ mini, bằng mini, những cái khóa học rất ngắn xong 10 khóa đấy cộng lại được 1 tín chỉ, 10 tín chỉ cộng lại mới được 1 cái bằng. Chẳng hạn như thay vì học 1 bằng đại học về truyền thông thì người học phải chẻ ra khoảng 20 lần cái bằng đấy, trong 20 lần đấy lại chẻ nhỏ nữa ra. Thế thì nó không còn phù hợp nữa.

Giáo dục đại học bây giờ thay đổi rất nhiều rồi, thay đổi chóng mặt. Trong khi đó chúng ta cứ loay hoay trong cái này, nhưng thực sự Việt Nam mình cải tiến rất nhiều. Nhưng nếu có cơ hội thì hãy mở hơn nữa, hãy thoáng hơn nữa, mình nghĩ bớt kiểm soát đi thì sẽ tốt hơn rất nhiều. 

Host Trần Quốc Khánh: Với những trường đại học mà anh mua lại để đầu tư và cải tiến chất lượng thì anh giải quyết như thế nào bài toán về chất lượng của thầy cô?

Trước tiên là mình tuyển những giáo viên chất lượng. Mình phải rõ, sẵn sàng đầu tư ngay từ ban đầu. Thứ 2 là chúng tôi dùng kiểm định của nước ngoài, ví dụ bên mình có trường đại học Broward của Mỹ tại Việt Nam dạy chương trình ban đầu là 2+2, 2 năm học ở Việt Nam, 2 năm học ở Mỹ. Cách đây khoảng 2 – 3 tháng đã xin được giấy phép dạy 4 năm. Thì đầu tiên mình đưa những chương trình quốc tế vào với chi phí rất hợp lý. Khi có chương trình quốc tế thì chất lượng tự động tăng lên bởi vì nó là chương trình được kiểm định và kiểm định thì có những nguyên tắc tối thiểu về chất lượng không thể thỏa hiệp được. 

Đối với chương trình trong nước thì nên nhập những chương trình nước ngoài vào, chuyển dịch nó ra, địa phương hóa nó và bên mình cố gắng số hóa càng nhiều càng tốt. Bên cạnh việc đào tạo giáo viên thì chúng tôi có 1 dự án rất lớn và gọi tên Mega University là các bài giảng số hóa giống như MegaSchool. Đây là những bài giảng đại học được số hóa để giáo viên thay vì ngồi làm giáo trình rất nhiều thì bên mình sẽ tập trung để họ hỗ trợ học sinh, tư vấn học sinh và điều phối bài giảng đấy, thay vì họ dạy những kiến thức mà học sinh có thể tự Google trong 5 giây. 

Host Trần Quốc Khánh: Về giáo trình thì chắc không thành vấn đề khi anh có thể mua những bài giảng số hoặc du nhập các chương trình ở nước ngoài về. Ý em hỏi ở đây là chất lượng thầy cô giáo khi anh nói sẽ tuyển những giảng viên chất lượng nhưng tuyển ở đâu? Cái nguồn tuyển mình có không?

Nguồn luôn luôn có, chỉ là cạnh tranh thôi. Với EQuest thì đó không phải là vấn đề quá lớn, vì phía bên mình là có uy tín, thương hiệu rồi. Nhưng đối với những trường nhỏ thì đấy sẽ là vấn đề lớn. 

Bên cạnh chuyện tuyển thì phải song song với việc đào tạo liên tục, hỗ trợ họ những khóa đào tạo và nâng cấp liên tục chất lượng. Thứ hai phải đem những chuyên gia trong ngành tham gia giảng dạy cùng. Thay vì chỉ “cơm chấm cơm” học lý thuyết,  thì phải tăng thành phần đào tạo thực hành thực sự, chuyên nghiệp. 2 cái đấy là phải làm song song với nhau, tuyển giáo viên giỏi nhưng mà phải đào tạo họ liên tục và đồng thời đưa các chuyên gia trong ngành tham gia giảng dạy thì sẽ nâng được chất lượng lên. 

Host Trần Quốc Khánh: Cái khó nhất của việc đưa chuyên gia các ngành về trường để thu gọn khoảng cách giữa nhà trường và thực tế là gì?

Thử thách lớn nhất là phải tìm ra một người có thể viết được một chương trình, thiết kế giáo trình. Họ không phải nhà giáo dục, họ chỉ có thể chia sẻ những kinh nghiệm, những kiến thức của họ và mình phải kết hợp như thế nào cho nó hài hòa vừa về mặt lý thuyết, vừa về mặt thực tế. Đây là những người có thể hỗ trợ mình dạy dỗ cách thực hành kiến thức nhưng chúng ta cần những người thầy chuyên nghiệp để bài giảng hóa, lý thuyết hóa những kiến thức đó. Điều đó không dễ. 

Host Trần Quốc Khánh: Chuyên gia thì họ không làm được chuyện đó thì mình phải…

Họ làm được 1 phần chuyện đó nhưng họ làm không phải 1 cách chuyên nghiệp và chúng ta không nên bắt họ làm chuyện đấy. Cũng như người nấu phở biết nấu phở ngon nhưng mà bây giờ kêu phân tích phở theo 1 cách hóa học thì đấy không phải là việc của người nấu phở. Chuyên gia có thể làm rất tốt những việc của họ nhưng bây giờ nói họ viết thành giáo trình thì đấy không phải là việc của họ. 

Host Trần Quốc Khánh: Ở trường mình sẽ phải có người giáo trình hóa kiến thức đấy…

Cái đấy chỉ là 1 phần thôi còn phải học sinh nữa. Cần phải nâng cấp cả tư duy của học sinh, dạy học sinh cách học chứ không phải mỗi chuyện là nâng cao chất lượng. Bởi vì học sinh thì có những bạn rất chủ động, thế nhưng có những bạn rất thụ động. Có 1 khóa rất nổi tiếng ở trên thế giới, mà khoá đó là khoá nổi tiếng nhất hiện giờ trên nền tảng học mở tên là “Learning how to learn” – học cách học. Hàng triệu học sinh, sinh viên đã học khóa đấy.

Quay lại câu chuyện phải dạy sinh viên cách học. Sinh viên phải biết cách học như thế nào chứ không học cách thụ động rất phí. Đầu tiên phải dạy lại họ cách học như thế nào. Bởi vì học phổ thông khác với học đại học, học đại học là phải tự chịu trách nhiệm với chuyện học của mình, phải chọn các bài đọc, trong 10 bài đọc phải chọn 1 – 2 bài đọc quan trọng để đọc, phải biết tóm tắt nếu không sẽ ngập lụt vào số lượng bài đọc rất nhiều. Còn học phổ thông có 1 số lượng bài đọc nhất định, làm hết, đúng giờ đạt điểm A. Học đại học không như thế. Học đại học có thể có nhiều cuốn sách nhưng chỉ cần đọc vài chương thôi. Thậm chí trong vài chương không cần đọc hết mà chỉ đọc mấy câu tóm tắt thôi. Mình dạy các bạn học những cái đấy, các bạn Việt Nam cũng cần học những cái đấy.

Host Trần Quốc Khánh: Anh đánh giá mặt bằng chung sinh viên Việt Nam kết hợp cách học chưa được tốt?

Mình nghĩ là chưa có nhiều người để dạy, chia sẻ cho các bạn học cách sao cho nó tối ưu hơn, hiệu quả hơn. Còn về mặt trình độ các bạn rất tốt, nhiệt tình, giáo dục phổ thông Việt Nam rất ổn. Nhưng cái bước đi từ giáo dục phổ thông lên giáo dục đại học là 1 bước nhảy hoàn toàn khác. 

Host Trần Quốc Khánh: Ở góc độ là một nhà đầu tư giáo dục, khi sở hữu trong tay nhiều trường như thế, anh có nghĩ về 1 triết lý giáo dục nào đó mà mình ứng dụng cho những trường của mình hay không? 

Bên mình có một triết lý rất rõ. Có rất nhiều cách tiếp cận về giáo dục nhưng mà 1 triết lý giáo dục xuyên suốt đối với cả EQuest là mình quan điểm ai cũng có thể học giỏi được, ai cũng có thể đào tạo được miễn là cần cù, có 1 người thầy giỏi, có thời gian đủ, có đủ kiên nhẫn nhất định. 

Hồi xưa các cụ nói “Cần cù bù thông minh” nhưng không đúng, cần cù rồi sẽ thông minh bởi vì khi cần cù thì não tự khắc sẽ thay đổi và sẽ trở nên thông minh. Cũng giống như người tập gym, tập đều hàng ngày thì cơ bắp sẽ to, người không tập đều có thể rất to nhưng trong 1 ngày nào đó cơ bắp sẽ bị suy thoái, về mặt cân bằng người tập nhiều sẽ to hơn, khỏe hơn. 

Đấy là quan điểm của mình.

Host Trần Quốc Khánh: Khi ở góc độ đầu tư giáo dục có tầm chiến lược như anh, sở hữu rất nhiều trường thì những giải pháp về mặt nền tảng để tạo nên thầy cô giỏi trong tương lai như thế nào? Tức là cách mình nhìn vào để tạo ra nguồn thầy cô giỏi.

Thật ra để tạo được nguồn thầy cô giỏi đầu tiên là mình phải đào tạo liên tục. Để có thầy cô giỏi ngay thì không hề dễ. Đầu tiên thì các thầy cô tuyển vào đã là khá, giỏi rồi nhưng mà nếu chúng ta không tạo những cơ chế, động lực để họ có động lực để đào tạo, tự đào tạo họ liên tục thì họ sẽ dần bị đào thải. 

Ngay tại EQuest, 1 trong những vấn đề đau đầu nhất là làm sao để nâng cấp chất lượng, đào tạo liên tục giáo viên, không chỉ giáo viên mà cả nhân viên nữa. Và đấy là cái mà mình nghĩ 1 tổ chức từ tốt cho đến vĩ đại, 1 tổ chức thành công hay không thì cái tính học hỏi liên tục là cái đức tính quan trọng nhất. Làm sao mà từng tổ chức, từng thành tố, từng đơn vị liên tục học hỏi và phải luôn luôn thay đổi mình hàng ngày và nó phải ở trong cái gen chứ không phải hô khẩu hiệu đâu, mỗi ngày phải học 1 tẹo. 

Mình nghĩ rất khó xây được 1 văn hóa liên tục học hỏi. Ngay cả văn hóa của EQuest, từ đầu tiên là “Learning” – học hỏi. Để đào tạo được giáo viên thì chúng tôi phải xây dựng một hệ thống học liệu cực lớn, thay đổi nhiều. Đầu tiên chúng tôi làm các kiểm định, trong kiểm định Cognia của chúng tôi có 1 tiêu chí họ đưa ra để pass kiểm định là hệ thống học, đào tạo của mình như thế nào, mình có đào tạo giáo viên liên tục hay không? Phải coi tiêu chí đào tạo liên tục và tiêu chí học hỏi là tiêu chí quan trọng nhất và sống còn của 1 tổ chức giáo dục. 

Host Trần Quốc Khánh: Một người có background về tài chính, kinh tế khi kinh doanh giáo dục có tư duy như thế nào? Những sản phẩm đặc thù thế nào?

Câu hỏi rất hay. Mình là dân kinh tế, tài chính nhưng cái background đầu tiên của mình là dân nghiên cứu kinh tế và tài chính. Nghĩa là tất cả các cộng sự và đồng sáng lập của mình phần lớn đều học cao học, tiến sĩ nên đầu tiên các anh chị ấy cùng với mình có cùng 1 cách tiếp cận khoa học. Nghĩa là gì? Nghĩa là tiếp cận không dùng cảm xúc. Dùng cảm xúc để truyền đạt vấn đề, khơi gợi nhưng không đưa ra quyết định bằng cảm xúc. Không đầu tư vào 1 tỉnh tại vì yêu bí thư, không vì có người tình cũ hay là vợ con ở đấy… mà đầu tư vì ở đấy có thể có lợi nhuận. 

Đầu tiên chúng tôi làm mọi thứ bằng con số, tài chính là quan trọng nhất, không lãng mạn. Bởi vì làm giáo dục cực kỳ khó, làm giáo dục mà lãng mạn là chết ngay. Thứ hai là gốc của mình là tài chính, kinh tế và trước đây mình đi tư vấn chiến lược cho nên mình có 1 cái tiếp cận khác biệt với những anh chị làm về giáo dục mà gốc giáo dục. 100% là cụ thể hóa vấn đề, khả năng cụ thể hóa vấn đề, học cách cụ thể hóa vấn đề rất cao. Ví dụ, khi đầu tư như thế này thì cần cái gì, trong đấy cần những vấn đề nào, cần phải giải quyết những gì chứ không hô khẩu hiệu, không nói chung chung. 

Khả năng cụ thể hóa vấn đề là khả năng rất quan trọng trong việc định hình 1 chiến lược. Ví dụ cần đầu tư tỉnh này thì cần bao nhiêu tiền, cần những chiến lược gì, những bước thực thi chiến lược đó như thế nào, những bước cụ thể nữa như thế nào? Không nói chung chung. Càng chung chung càng chết, càng cụ thể càng dễ làm. Và đó là sự khác biệt: Làm việc bằng con số và cụ thể hóa công việc là cách tiếp cận của dân tài chính.

Host Trần Quốc Khánh: Nhưng mà vấn đề ở Việt Nam đôi khi sự tiếp cận đối với giáo dục không phải ai cũng có sự tiếp cận, quyền được tiếp cận như nhau, bởi vì họ gặp nhiều rào cản, trong đó có rào cản về kinh tế chẳng hạn. Vậy thì khi mình đầu tư giáo dục ở góc nhìn của một người làm tài chính mà mình luôn thực tế hóa bằng con số nó có làm ảnh hưởng đến việc những người học tiếp cận mình, hoặc là những giải pháp cho những cơ hội giáo dục bị ảnh hưởng khi mà mình quá đề cao con số hay không?

Câu hỏi rất hay. Thực ra mọi người thường nhầm lẫn giữa việc làm tài chính, con số, lợi nhuận với câu chuyện là cơ hội tiếp cận. Thực ra khi làm về con số, càng cụ thể hoá được rồi thì càng có nhiều người có quyền tiếp cận. Bởi khi tối ưu hoá được thì có thể cắt những chi phí không cần thiết đi, cũng không màu mè những cái này. 

Ví dụ như bảo xây một sân bóng rất to, nhưng nếu làm con số thống kê biết là một năm chỉ dùng sân bóng 5 lần thôi, thì tốt nhất là không nên xây sân bóng. Khi bỏ cái đấy đi thì tiết kiệm được chắc 200 tỷ rồi, khi tiết kiệm được 200 tỷ thì học phí sẽ giảm xuống. 

Thế nên là, giả định như khi tính toán đầu tư vào 1 tỉnh, cho mức học phí này là hợp lý, nếu để mức học phí cao quá thì rất nhiều người không có tiền, không có khả năng trả tiền được. Và khi đó đầu tư còn bị phá sản, còn lỗ vốn nữa, và cuối cùng học sinh là người bị ảnh hưởng nhiều nhất. 

Nhưng khi càng cụ thể những con số thì càng nhiều người có quyền tiếp cận. Bởi vì khi đưa ra những con số đấy, mình đã tính toán đến cả những tác động đến những người gọi là stakeholder – những người có liên quan rồi đấy. Cho nên là nó không có sự gọi là đối nghịch mà nó có sự tương bổ rất là lớn. 

Một trong những triết lý của EQuest là tạo ra nền giáo dục mà affordable, có nghĩa là nhiều người được tiếp cận nên chúng tôi phải rất tiết kiệm. Mà không có cách gì tiết kiệm bằng phải chẻ nhỏ từng con số ra thôi. Vậy nên nếu xây một sân bóng không ra tiền thì phải dẹp, đủ mạnh dạn dẹp nó đi. Ví dụ lắp một cầu thang máy lên là chỉ để giải quyết vấn đề cho oai thôi thì tốt nhất nên dẹp cái cầu thang đấy đi, tất cả anh em đi bộ.

Host Trần Quốc Khánh: Ok. Tính kỹ đến mức đó luôn đúng không?

Vâng, cũng phải tính kỹ. Tất nhiên không phải lúc nào cũng tính kỹ như thế nhưng nó thành mindset, trả lời được rất nhiều vấn đề.

Host Trần Quốc Khánh: Tức là việc thương mại hoá những sản phẩm giáo dục nó không ảnh hưởng tới chất lượng của thực học, không ảnh hưởng đến chất lượng của giáo dục?

Rất hiếm anh ạ. Bởi vì chất lượng giáo dục của anh ấy nó đến khi anh thương mại hoá nó tốt thì anh có khả năng trả lương cho thầy cô giáo, anh có khả năng đầu tư vào công nghệ một cách nghiêm túc hơn được và lúc đó chất lượng giáo dục nó đi theo. Còn nếu anh thương mại hoá, anh để lại giữa chuyện thương mại hoá và đến lúc anh không nhìn con số một cách nghiêm túc thì lúc đấy anh sẽ ảnh hưởng đến. 

Bởi vì lúc đấy anh làm bài toán tài chính nó không rõ ràng, bài toán tài chính của anh anh không trả lời được những cái gì là ưu tiên của anh. Nếu anh biết đầu tư cho thầy cô là xịn nhất là tốt nhất, đầu tư cái bể bơi tốt hơn là đầu tư một sân bóng thì lúc đó anh sẽ trả lương cho người ta cao hơn.

Host Trần Quốc Khánh: Nhìn về bức tranh của thị trường giáo dục tư nhân hiện nay thì anh thấy nó là một đại dương đỏ ngầu hay là vẫn còn những khoảng để xanh, hay là bức tranh giáo dục tư nhân hiện nay, đầu tư giáo dục tư nhân hiện nay như thế nào? 

Mình nghĩ là cơ hội cho đầu tư giáo dục tư nhân của Việt Nam rất nhiều, mình nghĩ là Chính phủ Việt Nam luôn luôn ủng hộ chuyện ấy. Thực ra mình nghĩ Chính phủ Việt Nam là một trong những Chính phủ cởi mở và hỗ trợ giáo dục tư nhân nhiều nhất. Còn tất nhiên là có những thứ mà mình muốn nhưng gọi là cơ chế và chính sách chưa đi theo kịp thì các anh chị, những người làm chính sách họ đang dần dần thay đổi. 

Thế cho nên mình nghĩ đầu tiên trả lời câu hỏi là cơ hội đầu tư giáo dục tư nhân ở Việt Nam rất là tốt, nhưng có những thị trường rất là đỏ.  Ví dụ như dạy tiếng Anh trung tâm dạy tiếng Anh rất đỏ, bởi vì ai cũng đi mở trung tâm dạy tiếng Anh, ai cũng nghĩ là mình đỏ. Anh mở trung tâm tiếng Anh một mình dạy thì chắc chắn sẽ thành công bởi vì anh bỏ hết tâm trí vào đấy, mở đến cái thứ 2 là chưa rõ. Mình nghĩ đấy là cái đại dương rất đỏ và rất khó làm. Mình ví dụ là dạy những trường quốc tế ở TP.HCM, mình nghĩ là một đại dương khá là đỏ bởi vì số lượng expat, số lượng khách nước ngoài và số lượng người giàu nó có hạn thôi. Thế cho nên mình nghĩ đấy là một đại dương đỏ. 

Nhưng có những phân khúc mình nghĩ rất là tốt. Ví dụ như là một nền giáo dục mà chi phí nó vừa phải thôi, học phí vừa phải mà chất lượng cao, không nhất thiết phải là trường quốc tế nhưng bằng cấp chất lượng cao thì đấy là một đại dương rất là sạch. Nhưng mà không phải ai cũng làm được. Néu mà ai làm được thì mọi thứ đã trở nên dễ dàng rồi. Bởi vì như mình đã nói, khả năng triển khai, khả năng cụ thể hóa vấn đề rất quan trọng. Và chính sách của Nhà nước cũng thế, anh nhìn thấy cơ hội đấy nhưng không có tiền thì không đi đầu tư xây một cái trường 5 đến 10 triệu đô được, 5 đến 10 triệu đô là tiền đất không đấy. Hai cái đấy hoàn toàn khác nhau. 

Mình nghĩ là cơ hội cho giáo dục của Việt Nam rất rất là nhiều. Mình có 5% mà so với tổng chi phí đầu tư cho giáo dục mà, cho nên đây là định mở lên đến 25% 30%.

Host Trần Quốc Khánh: Tức là đất để tăng trưởng về giáo dục phổ thông cũng là một mảng đại dương xanh đúng không anh?

Mình nghĩ giáo dục phổ thông là một mảng đại dương xanh nhưng mà ở phân khúc chi phí nào?  Với phân khúc chi phí mình nghĩ là từ 15.000$ nghĩa là khoảng 300 – 400 triệu một năm trở lên không phải là một đại dương xanh, rất là đỏ. Thế nhưng mà ở dưới thì mình sẽ tốt hơn nhưng không phải là dễ làm. Không phải là đầu tư giáo dục, bỏ tiền ra mua một cái bussiness về giáo dục thì ngày mai sẽ trở thành nhà giáo dục. Không phải là tỷ phú đô mua một trường đại học thì từ ngày mai sẽ trở thành một nhà giáo dục. Hai cái hoàn toàn khác nhau. 

Phải thực sự trải nghiệm nó, phải thực sự sống chết và hiểu về nó. Vì giáo dục là một ngành rất khác biệt so với ngành khác, phải phụ thuộc vào con người rất nhiều, phải thấm nhuần cái đấy. Rõ ràng làm một cái nhà máy thì dễ hơn rất nhiều, thuê kỹ sư, thuê quản đốc phân xưởng cạch cái xong. Thế nhưng mà đây là phải làm với con người, làm với tâm hồn mà ngày mai người ta vui, ngày kia người ta buồn mà cảm xúc rất khó. Cho nên anh nhìn thấy rất nhiều triệu phú tỷ phú ở Việt Nam đầu tư giáo dục chưa chắc đã thành công.

Host Trần Quốc Khánh: Nghe đâu là cũng có phong trào đấy, các tỷ phú đầu tư vào giáo dục đấy!

Vâng, nhưng mà mình chưa nhìn thấy ai thành công cả ngoài Vinschool. Bởi vì Vinschool họ có một lợi thế đất đai rất tốt, thứ hai là họ đặt vào kỳ vọng là phi lợi nhuận và họ có lợi thế cả về chỗ khu dân cư nữa. Thế còn mình chưa nhìn thấy nhiều tỷ phú ở Việt Nam đầu tư giáo dục mà thành công. 

Có mấy lý do, thứ nhất là giáo dục không phải là ưu tiên lớn của họ, nếu mà không phải là ưu tiên lớn thì sẽ không bỏ tâm trí vào đấy, không bỏ tâm trí vào đấy thì không thể chia sẻ được triết lý quan điểm. Thế cho nên đấy không phải là cái ưu tiên của họ. Cái thứ 2 nữa là để hiểu giáo dục thì cần sự trải nghiệm. Ngay như bên mình, mình chưa dám gọi chúng tôi là thành công nhưng mà chúng tôi cần 20 năm vật vã, cực kỳ khó khăn để trải nghiệm là tại sao nó phải như thế?

Cuộc trường chinh…

Trường chinh mà, Quest mà..

Host Trần Quốc Khánh: Sau 20 năm đó thì cái mà người ta hay bảo là top of mind, tức là khi nhớ tới một cái học được lớn nhất cho 20 năm trường chinh này về giáo dục đối với anh là gì? Bài học mà anh cho là tâm đắc nhất, học được về cuộc trường chinh làm giáo dục của mình?

Câu chuyện có hai từ thôi, là kiên nhẫn và con người.

Từ đầu tiên là kiên nhẫn. Không thể làm giáo dục trong một đêm được, không thể làm giàu, anh có mang một tỷ những giáo trình nước ngoài vào, có tuyển những giáo viên xuất sắc vào, có một cơ sở hạ tầng tuyệt vời cũng không phải làm giáo dục tốt được. Vì ba cái đấy phải kết hợp được với nhau một cách nhuần nhuyễn, ba cái đấy phải có con người lãnh đạo nó, phải được đặt vào đúng vị trí nữa. Có những nơi mà nền giáo dục rất tốt, gọi là giáo trình xịn, thầy giáo xuất sắc nhưng học phí trên trời thì không thể làm được. Cho nên phải rất kiên nhẫn. Như sản phẩm bài giảng số mà iSMART lúc nãy mình có kể là chúng tôi làm từ năm 2011 và trong 5 năm đầu tiên là chúng tôi không có doanh thu, năm thứ 5 doanh thu của chúng tôi là 5 tỷ, cực kỳ kiên nhẫn. 

Cái thứ hai nữa là phải có con người. Làm giáo dục phải có những người giỏi, thực sự giỏi và tâm huyết. Bọn mình có một cái may mắn là có những cộng sự. Cái đấy mình nghĩ là sự khác biệt giữa tổ chức bên mình với các tổ chức khác. Không những nhà giáo dục mà chúng tôi luôn có người giỏi vào và họ thích làm việc với chúng tôi. Cho nên anh không thu hút được những người giỏi, những người xuất sắc thì không bao giờ làm được giáo dục cả. Anh mà làm giáo dục như trọc phú thì không thành công được. Và phải chấp nhận làm giáo dục thì đầu tiên đấy phải rất kiên nhẫn, không thể overnight được, cái thứ hai là phải kiếm được con người giỏi. Luôn luôn phải có một khao khát, một niềm đam mê, ước vọng cháy bỏng là phải kiếm người giỏi, phải coi đây là một sứ mạng liên tục của mình.

Đúng là người giỏi rất quan trọng. Gần đây thì em thấy anh cũng công bố những thành viên mới trong Hội đồng Quản trị, như chị Thủy trước đây làm Fulbright. Để tập hợp những con người giỏi như vậy về với đội của mình không hề dễ tí nào. Em hơi tò mò là một người lãnh đạo như thế nào để có thể thuyết phục và thu hút được những người giỏi như thế ở thời điểm này về với đội của mình. Tiền là một chuyện nhưng mà ngoài tiền ra, ngoài vấn đề tài chính ra thì điều gì về anh, anh cho là mình đã thuyết phục được họ? 

Cái key đầu tiên như các cụ có câu là “đất lành chim đậu” đấy, đầu tiên chỗ mình phải lành đã. Ví dụ như sang Trung Đông hoặc bây giờ sang những nơi có thể có rất nhiều tiền, thế nhưng mà đất nó không lành đất nó dữ, suốt ngày chỉ đánh nhau lại căng thẳng thì chim sẽ không đậu. Đầu tiên là đất phải lành để cho người ta vào đấy người ta cảm thấy thoải mái. Đất lành không có nghĩa là đất không có thách thức, mà đất lành có nghĩa họ cảm thấy an toàn, họ được tôn trọng, họ được trân trọng. Ưu tiên đất lành cái đã. 

Cái thứ hai, đặc biệt là với giáo dục hay là với một business bình thường nào đó, nếu anh nghĩ anh là người lãnh đạo thì là anh chết rồi. Anh không được xây dựng một cái business, theo kinh nghiệm của mình như là “quy tụ”, anh dùng từ đấy cũng là sai. Bởi vì khi dùng từ quy tụ đấy thì anh nghĩ anh là vua là chúa rồi. Anh phải khiêm nhường đủ, anh phải nhận thức đủ, tức là anh không được có cái tôi trong chuyện đấy. Bọn mình có rất nhiều người giỏi, ví dụ như là anh Đàm Quang Minh, đợt vừa rồi chúng tôi có mời chị TS. Thu Anh (trước là Hiệu trưởng trường phổ thông Nguyễn Tất Thành), sau mình mời chị Đàm Thủy, rồi mình mời chị Thùy Linh trước là Giám đốc Vận hành của trường BVIS. Họ là những người rất là giỏi nên nếu mà mình định vị mình là chủ thì mình chết rồi. Họ với mình là cộng sự với nhau và mình phải thực sự tin vào điều đấy. 

Mình hay nói vui đây là cái nồi cơm của tất cả chúng ta chứ không phải là đi hầu ông Toàn. Thế nên mà định vị là hầu ông Toàn, gọi là đi theo Chủ tịch Toàn thì giương cờ lên là chết rồi. Ông Toàn là người chịu trách nhiệm, người đứng đầu cái tổ chức đấy chứ không phải là hầu, không phải gọi là đi theo ông Toàn. Thế nên là đất phải lành chim về đậu. 

Cái thứ hai là người mà đứng đầu mà mình hay gọi đùa là gọi là Servant Leadership ấy, là lãnh đạo theo kiểu phục vụ, lãnh đạo phục vụ chứ không phải lãnh đạo theo văn hóa ông chủ. Anh làm được hai điều đấy thì người ta yêu quý và tôn trọng anh. Còn tất nhiên sẽ có một nghìn thứ trong tổ chức đấy và anh phải luôn luôn minh bạch và cởi mở. Đối với tất cả những người giỏi khi mà mình mời vào, việc đầu tiên là mình nói cực kỳ rõ các khó khăn của tổ chức mình để họ không cảm thấy đây không phải là màu hồng. Và mình quản lý kỳ vọng của các anh chị rất rõ. Tại sao em mời chị vào? Em mời chị vào vì em đang rất yếu với phần này, em cần chị hỗ trợ phần này và đây là phần rất dở hơi của bọn em. Còn những phần này là mình không có người giỏi. Thế là mình phải rất chân tình trong chuyện đấy. 

Như mình đã nói, đầu tiên là đất lành, thứ hai nữa là không có tâm lý ông chủ và phải có một trái tim lãnh đạo là lãnh đạo phục vụ. Cái thứ ba là phải minh bạch và rõ ràng về mặt kỳ vọng. Anh không thể vẽ ra một bức tranh rất màu hồng vô cùng và ngã ngửa ra anh lừa tôi. Đấy là ba kinh nghiệm của mình. Việc chính của mình là đi quản lý và hỗ trợ các cái tôi, để làm sao các anh chị làm việc tốt nhất.

Host Trần Quốc Khánh: Không dễ, không dễ. Em cũng rất nể anh khi làm được chuyện đó, quản lý những cái tôi lớn như thế và còn những người tài giỏi như thế. Kéo chút xíu khi anh nói là quản lý sự kỳ vọng khi mà mình minh bạch và không ngại chia sẻ những khó khăn của mình, thách thức của mình, thách thức lớn nhất của EQuest là gì?

Thách thức lớn nhất? EQuest thì nhiều thách thức lắm. EQuest có mấy thách thức. Thách thức đầu tiên như mình nói là làm sao tạo ra được một môi trường mà tối ưu hóa được năng lực của mọi người. Đấy là cái canh cánh của chúng tôi. Nghĩa là khi anh có nhiều người giỏi rồi thì phải tạo cho họ một sân chơi chứ, chứ không họ vào được và ăn lương xong rồi 3 4 tháng họ chán họ ra đi. Cho nên chúng tôi luôn luôn có những cuộc họp và nghĩ, như mình có ban trợ lý suốt ngày nghĩ là làm sao phải tối ưu hóa để cho ban lãnh đạo, công việc làm, cách tận dụng họ, họ có thể tận dụng các nguồn lực ở bên mình. Nghĩa là tạo ra một sân chơi cho họ, sử dụng hết tài năng của họ, đấy là thách thức lớn nhất. Anh gọi rất nhiều người giỏi vào mà không tối ưu hóa được năng lực của họ thì ba hôm là họ chán. 

Thách thức thứ hai lúc nào cũng là các nguồn tài chính. Bọn mình cũng phải có câu chuyện về tài chính. EQuest mình tăng trưởng là 30 đến 50% doanh thu trong một năm thì luôn luôn đối mặt với tất cả các vấn đề về tài chính. Cho nên chúng tôi luôn luôn phải nhìn một đến hai năm trước, chứ không phải là gọi vốn bây giờ mà phải chuẩn bị 2, 3 tháng. Phải chuẩn bị trước 18 tháng, phải chuẩn bị trước 2 năm, phải ứng phó những chuyện đấy. 

Thách thức thứ ba của chúng tôi như lúc nãy mình có nói với anh Khánh, anh có nhiều người giỏi thế anh phải làm sao cho họ làm việc được với nhau, quản lý các cái tôi nhưng mà sử dụng được các tài năng. Và bởi vì mỗi người có một cá tính mà họ hoàn toàn có quyền sử dụng cá tính của họ. Cho nên đấy là thách thức lớn nhất. Nếu mà anh hỏi tôi là đối với cá nhân một người làm Tổng Giám đốc thì thách thức gì là thách thức lớn nhất? Thì đó là làm sao những người giỏi họ hạnh phúc họ làm việc được với nhau.

Đó là bài toán em nghĩ là phải giải liên tục không có điểm dừng. Trong quá trình cho tới bây giờ khi mà giải bài toán đó mấy năm qua của anh và đặc biệt là với nhiều người giỏi và sắp tới còn làm với nhiều người giỏi nữa khi mà anh mời rất nhiều người mới tham gia vào EQuest, anh có kinh nghiệm gì về chuyện này không? Tức là gọi là quản lý những cái tôi đó, những bài học của anh học được là gì cho tới bây giờ?

Thực ra nó không có nhiều công thức lắm đâu. Đầu tiên anh phải rất thật thà, rất chân tình thôi. Như mình đã nói, không được nghĩ mình là ông chủ, ông Tổng Giám đốc. Bởi vì bản thân không phải là như thế, nếu như thế rồi thì làm sao người ta làm với anh. Thế là khi anh cởi mở, anh rõ ràng ra thì người ta sẽ ủng hộ, anh em cùng làm việc với nhau. Tất cả những điểm mạnh điểm yếu điểm khó khăn của mình, mình chia sẻ hết ra. Và mình rất thẳng thắn. Mình nghĩ rằng thừa nhận được điểm yếu của mình là một phẩm chất rất quan trọng khi lãnh đạo một tổ chức lớn, một người leader top. Phần lớn mọi người hay che giấu điểm yếu của mình, nhưng quan điểm của mình là hãy thẳng thắn chia sẻ điểm yếu ra. Khi chia sẻ điểm yếu rồi ấy thì anh còn cái gì nữa đâu mà. 

Host Trần Quốc Khánh: Một điểm yếu của anh Toàn là gì?

Anh có rất nhiều điểm yếu. Ví dụ như là mình rất lãng mạn chẳng hạn, bản thân mình là dân viết lách, cho nên mình phải có những cộng sự kéo mình về mặt đất. Điểm yếu thứ hai là mình nhìn vấn đề rất nhanh. Thế nhưng mà đến lúc mà mình hay đơn giản hóa cách thực hiện và mình không nghĩ rằng để thực hiện đó nó còn quá trình thực hiện phức tạp thì vẫn phải có người giúp mình cụ thể hóa chuyện đấy. Nói chung rất nhiều điểm yếu.

Host Trần Quốc Khánh: Khi những người giỏi mà họ về cùng một đội thì đúng là ngoài người lãnh đạo như anh ra thì thường họ sẽ được thuyết phục bởi một tầm nhìn lớn và một thứ khiến họ tin vào. Ở đây, tầm nhìn của của EQuest mà theo anh là thuyết phục những người giỏi là gì?

Bọn mình có một tầm nhìn, chúng tôi nghĩ là đáng để nghiên cứu và làm việc cùng. Đó là chúng tôi thực sự muốn biến Việt Nam thành một đất nước song ngữ. Bọn mình thực sự muốn đưa những người tinh hoa, những người xuất sắc nhất, lãnh đạo của người Việt Nam đi học tại những trường đại học hàng đầu trên thế giới. Bọn mình có một sứ mạng là chúng tôi cung cấp nền giáo dục đẳng cấp thế giới với một chi phí rất phải chăng. 

Mình nói ví dụ như ở Việt Nam chắc chỉ có mỗi bên mình cung cấp bằng đại học của Mỹ – bằng được kiểm định xịn với học phí từ 5.000 đến 7.000 đô một năm. Chắc không còn trường nào làm được chuyện đấy cả. Đấy là vision, là tầm nhìn của chúng tôi. 

Đầu tiên, tầm nhìn của anh không viển vông quá thì anh mới thực hiện được. Ví dụ như anh muốn tầm nhìn thành một đất nước song ngữ thì làm sao chi phí học tiếng Anh nó rẻ nhất có thể. Và nó được gọi là scale hóa nhanh nhất, gọi là scale up rất nhanh, nghĩa là tăng tính quy mô rất nhanh lên được. Để đào tạo đưa những người giỏi đi nước ngoài thì chúng tôi phải tạo những cơ hội đào tạo họ ở Việt Nam, tìm những chương trình để mình có thể gửi họ đi nước ngoài được. Và cung cấp những nền giáo dục đẳng cấp với chi phí phải chăng thì chúng tôi phải tận dụng công nghệ, chúng tôi phải cắt chi phí những chỗ không cần thiết. 

Như mình nói vui với cả anh Khánh lúc nãy, thay vì xây bể bơi thì vứt luôn bể bơi đi. Ở chỗ mình có một campus đào tạo của Đại học Broward, khoảng 700 đến 1.000 m² thôi nhưng mà chúng tôi dạy gần 1.000 sinh viên là cực kỳ tối ưu hoá. Nếu mà anh chị đến RMIT đi chẳng hạn, Fulbright đi chẳng hạn, hoặc những trường khác thì chắc là chỗ đấy nó phải gấp 10 lần về cơ sở. Nhưng mà học phí chúng tôi rất rẻ 5.000 đến 7.000 đô thôi. 

Bọn mình làm rất cẩn thận. Đấy là cái mà khi mình được thuyết phục, là vision của chúng tôi, tầm nhìn thì chúng tôi, nghĩa là mình làm nghiêm túc.

Host Trần Quốc Khánh: Em tò mò một chút, một trong những căn bệnh của giáo dục Việt Nam chính là bệnh thành tích thì ở đây không rõ là hiện nay căn bệnh đó ở trong hệ thống trường của anh và tâm lý về thành tích từ phụ huynh học sinh hiện nay như thế nào? Nó có tác động, chẳng hạn đến việc thiết kế một chương trình giáo dục hoặc cách mình vận hành tổ chức không? 

Bây giờ nói về câu chuyện thành tích là phải nói như thế này. Mình nghĩ là truyền thông hơi hiểu nhầm chuyện thành tích. Đầu tiên, thành tích là cần, mình phải nói rất rõ. Anh em mình đi xin việc mà resume có phải xịn không, mình làm cái gì phải có giải thì tốt. Nhưng mà khác biệt là gì, nhìn thành tích đó như thế nào? Như cách đây khoảng hai ba tuần, anh Khánh với mình có làm buổi tọa đàm thì mình có nói, quan trọng là không phải nhìn huy chương, quan trọng không phải nhìn giải, mà quan trọng nhất là nhìn nỗ lực, tiến bộ trong đạt đến thành tích đấy, quan trọng là xã hội nhìn nhận thành tích đó như thế nào? 

Ví dụ, bảo là cháu nó đi thi học sinh giỏi thì quá trình cháu luyện thi học sinh giỏi quan trọng hơn là quá trình cháu đạt được thành tích đấy. Xã hội hãy nhìn nhận và đánh giá quá trình cháu học thay vì huy chương. Huy chương có thể màu đồng, có thể là khuyến khích, có thể là màu vàng, màu bạc. Mỗi con người có năng lực riêng nhưng mà quan trọng nhất là phải đánh giá progress, đánh giá tiến độ, quá trình đấy. Cho nên mình không bỏ thành tích được. Bọn mình vẫn khuyến khích học sinh đi thi, chúng tôi vẫn khuyến khích học sinh có giải nhưng mà chúng tôi trân trọng quá trình các bạn đấy luyện thi, quá trình các bạn ấy vất vả, các bạn học hành, các bạn luyện tập, các bạn đi thi đấu, chứ chúng tôi không đánh giá kết quả cuối cùng. Kết quả cuối cùng là kết quả mà tất cả chúng ta đều tưởng thưởng cho nhau. Nhưng đấy không định hình một con người. Đấy là cái hai cách tiếp cận rất khác nhau. 

Còn chúng ta không nên bỏ thành tích. Thành tích quan trọng chứ, vì thành tích là một cột mốc cho phép chúng ta định hình cá nhân, cho phép chúng ta biết được là chúng ta đã đạt được cột mốc này. Nhưng thành tích đấy nó không làm nên cả con người của chúng ta, nó chỉ là một cột mốc của chúng ta thôi. Đấy là quan điểm của mình về chuyện thành tích. 

Mình thì nghĩ không nên xóa thành tích nhưng mà thay vì anh có một thành tích là huy chương đồng hay huy chương vàng thì hãy chia nhỏ thành 10 thành tích đi. Là mỗi ngày anh tập một cái gì đó, mỗi ngày thi một cái gì đó thì đó cũng là một thành tích. Nghĩa là cách anh nhìn thành tích nó như nào?

Tức là đề cao quá trình hơn, không đặt nặng phải thế này thế kia. Nghe thì nó rất là phù hợp với triết lý lúc nãy anh có nói anh theo đuổi, đó là ai cũng có thể thành công nếu cần cù, và đó là quá trình này. Thì với triết lý mà ai cũng có thể thành công nếu cần cù đủ đó thì nó cũng tác động đến cách anh vận hành tất cả các trường hiện nay đúng không? Khi đó là những chú trọng và việc nỗ lực của học sinh thay vì chỉ là điểm số.

Host Trần Quốc Khánh: Nhưng mà còn về vấn đề tâm lý của phụ huynh thì sao? Anh nhận thấy trong 20 năm vừa qua làm giáo dục thì cách mà phụ huynh nhìn về cách con mình thành công, cách con mình học giỏi, con mình đạt được thành công có thay đổi gì trong 20 năm vừa qua không? Và sự thay đổi nó tác động thế nào đến người làm giáo dục? 

Thực ra phụ huynh chúng ta bây giờ rất thông minh và họ rất tức thời. Phụ huynh ngày xưa nặng về chuyện huy chương, kết quả cuối cùng rất nhiều. Nhưng phụ huynh hiện tại bây giờ họ muốn con toàn diện hơn rất nhiều. Họ muốn con thay đổi thực sự hơn người đi trước rất nhiều. Họ cũng không đánh giá con họ theo mỗi thành tích như kiểu học thuật nữa đâu. Phụ huynh họ bây giờ cũng ủng hộ con chơi thể thao rất nhiều, họ ủng hộ con tham gia ngoại khóa rất nhiều và mình nghĩ cái chuyện đấy rất tốt. 

Thực ra là chúng tôi phải học phụ huynh rất nhiều chứ không phải là chúng tôi đi dạy phụ huynh đâu. Vì họ là những người nhận thức rất nhanh. Về thành tích, hồi trước người ta hay nhìn kết quả cuối cùng nhưng bây giờ đã đỡ đi rất nhiều. 

Thứ 2 là cũng tuỳ vào những cái ưu tiên. Có những phụ huynh rất muốn con là phải học hành thật tốt. Những trường của chúng tôi có những hệ thống là phụ huynh muốn con học giỏi toàn diện, có những trường thì phụ huynh muốn con chơi thể thao. Cá nhân mình thì không phản biện tất cả những điều đấy. Mình không coi cái gì đúng, cái gì tuyệt đối vì nó còn phụ thuộc vào nhiều bối cảnh. 

Ví dụ, nếu một người rất nghèo thì cứu cánh để họ thoát ra khỏi sự nghèo đấy là phải là học cho nên họ ưu tiên chuyện học là chuyện rất quan trọng. Không thể bảo họ không ưu tiên cho con họ học được. Thế nhưng một gia đình rất giàu, chả có lý do gì bắt họ học chết bỏ cả. Bởi vì bản thân họ rất giàu rồi, họ có thể nuôi con họ đến 3 4 đời, thì lúc đó là phải trải nghiệm cuộc sống, lúc đó phải là giao lưu xã hội, rồi các địa vị xã hội. 

Có những bạn có trí thông minh vận động rất tốt thì không thể bắt các bạn phải học giỏi được cả. Họ ưu tiên con họ chơi thể thao, đánh golf, tennis, bơi. Cái đấy thì tùy thuộc từng cá nhân. Mình thấy là phụ huynh hiện giờ bắt đầu nhận thức được điều này rất tốt và chúng tôi là người đi học họ. Họ tác động lại, họ dạy lại chúng mình những điều đấy chứ không nhất thiết là chúng tôi đi tiên phong nữa. Bọn mình có hệ thống trường phân hóa theo những cái đấy. 

Ví dụ như chúng tôi có hệ thống trường Ngôi Sao, học sinh học rất giỏi, thi tất cả những kỳ thi cực kỳ khó. Bên cạnh đó thì mình có một trường khác hẳn, là trường Alpha chơi thể thao cực kỳ xuất sắc, các bạn rất là cao lớn, các bạn rất chịu khó. Nhưng mà cả 2 bên đều hạnh phúc. 

Như mình đã nói, mỗi người có một ưu tiên cuộc đời khác nhau và mình không ở vị trí mà mình áp đặt lên quan điểm của mình. Bởi vì background của mình khác, sự nhận thức của mình khác và nguồn gốc gia đình, nguồn lực xã hội của mình khác, mình không thể áp đặt lên được.

Host Trần Quốc Khánh: Anh vừa nói một ý rất quan trọng là cá nhân hoá giáo dục. Đây là chủ đề đang được thảo luận rất nhiều khi người ta nói về tương lai của giáo dục. Tức là như anh nói, mỗi người có một cách học khác nhau, cách thành công khác nhau vì cá nhân hóa không dễ và ở một vai trò của người đầu tư giáo dục và người vận hành giáo dục một cách chiến lược như vậy thì anh nghĩ như thế nào về cá nhân hóa giáo dục, có khó để làm chuyện này hay không? 

Mình nghĩ cá nhân hoá giáo dục cực kỳ khó. Mình nghĩ bây giờ chúng ta sẽ cần rất nhiều thời gian để có thể cá nhân hóa giáo dục. Cái khó của mình không phải là chuyện công nghệ, cái khó của mình là rào cản pháp lý. Bởi vì anh cá nhân hóa thì anh công nhận chuyện cá nhân hoá kiểu gì? Ví dụ như bây giờ một bạn học rất giỏi thì anh có đồng ý cho người ta có thể tốt nghiệp trước 3 năm hay không? Hoặc là nếu mà bạn ấy chỉ chơi thể thao không thôi thì anh có đồng ý để cho học online từ đầu đến cuối không? Mọi người nói câu chuyện cá nhân hóa giáo dục là phải công nghệ rồi thầy cô, mình nghĩ nếu mà cơ chế mở thì cá nhân hoá giáo dục làm được ngay. 

Đầu tiên nếu mà mình nói là để cá nhân hoá giáo dục là rào cản pháp lý phải hỗ trợ trên đấy cả. Khi đã chấp nhận chuyện đấy rồi thì những bạn nào học rất giỏi có thể vào được một lớp học, những bạn học chưa giỏi thì có thể vào một lớp. Thế nhưng mà anh đánh giá người ta ra làm sao? Ví dụ như bằng cấp cho bạn học rất giỏi về mặt học thuật với cả một bạn học chưa giỏi về mặt học thuật thì tách ra như nào? Chứ còn bây giờ để chung một lớp học thế xong rồi bảo đi cá nhân hóa giáo dục là một chuyện rất vớ vẩn. 

Đầu tiên mình nghĩ là cơ chế, rào cản về pháp lý, rào cản về thể chế chứ nó không phải câu chuyện công nghệ. Mình nghĩ câu chuyện công nghệ là giải quyết được rồi, đặc biệt là từ khi có trí tuệ nhân tạo, ChatGPT rồi một loạt các kênh khác đều giải quyết được hết.

Host Trần Quốc Khánh: Tức là nếu được cởi mở hơn về mặt cơ chế thì anh có thể làm giáo dục cá nhân hoá được?

Hoàn toàn được.

Host Trần Quốc Khánh: Ngoài cá nhân hoá, thì nhân tiện cũng phải hỏi luôn một cụm từ mà cũng rất là phổ biến, không biết có phải là phong trào làm giáo dục hiện nay hay không? Đó là “khai phóng”. Rất nhiều bên sử dụng từ giáo dục khai phóng, anh Toàn nhìn giáo dục khai phóng như thế nào? 

Mình nghĩ giáo dục khai phóng đơn giản là giáo dục toàn diện thôi. Như lúc nãy mình có nói, ngày xưa phụ huynh có nhiều ưu tiên, ví dụ cần phải ưu tiên về học thuật, ưu tiên về mặt thể thao, ưu tiên về mặt giao tiếp xã hội. Thế nhưng, giáo dục khai phóng bản chất đối với mình là giáo dục toàn diện. Thay vì không phải mỗi học thuật mà có thể học thêm thể dục thể thao. Người ta nhận thức được rằng là xã hội càng phát triển, xã hội càng cạnh tranh thì con người mà toàn diện giải quyết vấn đề tốt hơn rất nhiều. 

Bản chất khai phóng từ xưa đến giờ các cụ nhà mình cũng dạy rồi, càng toàn diện thì càng tốt. Nhưng mà tất nhiên các cụ cũng nói là một nghề cho chín còn hơn chín mười nghề, anh vẫn phải giỏi một thứ sâu sắc hơn nhưng mà anh vẫn toàn diện. Mình thấy anh Khánh cũng rất toàn diện, cái gì cũng biết.

Host Trần Quốc Khánh: Cái gì cũng biết mà mỗi thứ biết một chút thôi anh.

Chính vì biết một chút đấy người ta gọi là connecting the dot, nối các điểm lại với nhau mà con người ta làm tốt hơn. Bởi vì trí tuệ con người ta khi giải quyết cho vấn đề càng biết nhiều thì càng sáng tạo, bởi vì sẽ think tư duy out the box. Mình ủng hộ chuyện đấy nên mình nghĩ khai phóng không phải cái gì phức tạp.

Host Trần Quốc Khánh: Mà anh có ứng dụng triết lý đó vào trong trường của anh không?

Có chứ, chúng tôi sẽ hỗ trợ học sinh. Quan điểm của chúng tôi là giúp học sinh đào tạo toàn diện càng nhiều càng tốt. Lấy ví dụ như không chỉ mỗi chuyện học mà mình còn ủng hộ các bạn chơi thể thao. Ví dụ như chúng tôi cho rất nhiều học bổng thể thao trong hệ thống của mình để các bạn chơi thể thao có thể gọi là tương tác và giao lưu với các bạn học để động viên các bạn học. Vì các bạn học văn hóa sẽ nhìn thấy “A các bạn chơi thể thao cũng rất giỏi, các bạn học thuật này cũng rất hay”. 

Chúng tôi ủng hộ chuyện đấy rất nhiều và chúng tôi không chọn học sinh chỉ dựa trên học thuật, chúng tôi chọn học sinh dựa trên rất nhiều năng lực khác nhau. Ví dụ như hoàn cảnh gia đình, ví dụ khả năng vượt khó, ví dụ như khả năng chơi thể thao, ví dụ như khả năng chơi piano, bơi. Chúng tôi ủng hộ nghĩa là tạo ra một môi trường đa dạng giúp đào tạo ra những con người “khai phóng”. Thực ra con người đó được đào tạo nhiều chiều toàn diện.

Host Trần Quốc Khánh: Tức là không nhất thiết phải tuyên bố tôi là đại học khai phóng để có thể làm giáo dục khai phóng?

Mình nghĩ bản chất giáo dục khai phóng là một hướng giáo dục, một hướng tiếp cận cận đại chứ không phải kêu nó là đại học khai phóng, ở đâu cũng khai phóng hết mà. Bởi vì nó là xu hướng phát triển mà, khi đất nước càng phát triển, con người càng phát triển thì sẽ muốn con được biết nhiều thứ, giáo dục và các nhà trường cũng nên dạy học sinh nhiều thứ. Có nguồn lực hơn thì dạy sẽ như thế. 

Host Trần Quốc Khánh: Câu trả lời riêng của anh về câu hỏi lớn “đâu là tương lai của giáo dục”?

Mình không rõ cái câu đấy nó như thế nào.

Host Trần Quốc Khánh: Đó là câu hỏi rất lớn và rất chung rất rộng nhưng mà ở góc nhìn của anh thì anh nghĩ là tương lai của giáo dục sẽ được thay đổi như thế nào? Ví dụ người ta nói là có những bài viết về việc 50 năm nữa con người chúng ta sẽ như thế nào, hành trang ra sao, những kỹ năng gì? Trường đại học chắc chắn sẽ thay đổi hoàn toàn, kể cả những trường lớn như Harvard, trường quốc tế thì cách thế giới đang thay đổi vận hành, thay đổi cách mà giáo dục đào tạo ra những con người mới thì theo anh thì tương lai của chúng ta sẽ như thế nào?

Mình nghĩ tương lai của giáo dục khi có trí tuệ nhân tạo này, khi có ảnh hưởng công nghệ rất là nhiều này, trào lưu mà như anh Khánh nói là giáo dục khai phóng ở Việt Nam rất nhiều ấy thì tương lai của giáo dục tất nhiên là sự cá nhân hóa, cá nhân hóa rất nhiều. Bởi vì cá nhân hóa sẽ làm cho con người ta tối ưu hóa được năng lực của họ. Nhưng mà đồng thời sự cá nhân hóa đấy không có nghĩa là anh chọn một thứ, anh học theo năng lực của anh, anh tối ưu hoá được cách học của anh.

Tương lai của giáo dục mình nghĩ không phải là một bằng cấp rất là lớn. Tương lai của giáo dục là trẻ nhỏ, là micro degree, micro credit, và học suốt đời. Bởi vì tương lai giáo dục không phải là anh học một lần cho có bằng, tương lai giáo dục là lifetime learning. Anh phải learn rất nhiều, mỗi ngày học một tẹo, mỗi ngày học một tí. Tương lai giáo dục chính là không có tương lai, anh đừng có fix sang một cái gì đó không ai đoán được tương lai quá 3 năm hết.

Host Trần Quốc Khánh: Vẫn là lifelong learning, tức là học tập suốt đời thì cứ thế liên tục. Cũng phải chúc mừng anh vì cái tin EQuest gọi vốn lượng vốn rất là lớn, 120 triệu đô la để tiếp tục sứ mệnh trường chinh này, tiếp tục sứ mệnh về làm giáo dục này. Trong thời buổi kinh tế khó khăn mà gọi được lượng vốn lớn như vậy không phải dễ dàng. Theo anh vì sao mà gọi được lượng vốn lớn như vậy? Điều gì anh thuyết phục nhà đầu tư như thế nào ?

Có mấy lý do. Đầu tiên, lúc nãy mình có chia sẻ với anh Khánh là chúng tôi không phải chuẩn bị trước 3 tháng mà chúng tôi chuẩn bị trước 1 năm 2 năm. Nghĩa là câu chuyện huy động vốn, câu chuyện tài chính là câu chuyện thường trực với mình với tư cách là Tổng Giám đốc. Ngay cả với các anh em ở trong đấy và các cổ đông trong đấy, các nhà đầu tư trong đấy. Bọn mình luôn luôn chuẩn bị trước chứ không phải đến lúc mà cần tiền thì mới đi tiêu tiền thì chết. Lần đầu tiên là chuẩn bị rất xa, chuẩn bị rất lâu. Mà ngay cả thậm chí chuẩn bị xa mà lâu rồi ấy thì cũng chưa chắc đã thành công, cho nên phải chuẩn bị trước đã. 

Thứ hai, để thuyết phục nhà đầu tư thì cam kết của chúng tôi rất là rõ, nói cái gì là làm cái đấy, không làm được thì bảo không làm được chứ không lòng vòng. Và chúng tôi xây dựng một văn hóa là văn hoá minh bạch, văn hoá quản trị. Nghĩa là chúng tôi minh bạch tốt nhất có thể và chúng tôi quản trị càng gần với tiêu chuẩn quốc tế càng tốt. Mình không có nói chúng tôi đã đạt được đâu nhé. Mình muốn rất nhiều vấn đề như vậy nhưng chúng tôi càng gần những tiêu chuẩn đấy thì nhà đầu tư càng tin tưởng. 

Anh không thể xây dựng một công ty mà người ta rót vào 120 triệu đô mà họ không biết chuyện gì đang xảy ra, họ không biết điểm mạnh điểm yếu. Ngay cả làm việc với các nhà đầu tư của mình, mình cũng nói luôn đây là điểm mà tôi chưa mạnh này, đây là cái mà bọn tôi làm tốt này, đây là cái mà bọn tôi phải cần cải thiện này, đây là cái bọn tôi đang làm rất tốt. 

Đầu tiên là chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu, cái thứ hai là phải có một cơ chế quản trị rất rõ ràng minh bạch để họ có thể hiểu được mình, mình càng tiệm cận với các chuẩn của quốc tế thì càng tốt. Đấy là cái công thức của mình thôi, còn tất nhiên là business model phải tốt đã, mô hình kinh doanh phải ổn đã. Mình nghĩ là chúng tôi có một mô hình kinh doanh tạm ổn, đến bây giờ mình nghĩ là khá ổn mà rất rõ ràng chứ chúng tôi không lan man.

Host Trần Quốc Khánh: Mô hình kinh doanh của anh vẫn là 100% là giáo dục? 

Bọn mình chỉ làm giáo dục thôi. Mình nghĩ làm giáo dục đã có quá nhiều thứ để làm rồi cho nên không muốn làm thêm cái gì khác.

Host Trần Quốc Khánh: Một phần đang đẻ trứng vàng là phổ thông trung học đúng không ạ? 

Thực ra cả ba chỗ của mình đều là những chỗ rất tiềm năng. Chỗ giáo dục phổ thông của chúng tôi là mảng tạo ra doanh thu nhiều nhất và người ta biết đến nhiều nhất. Nhưng mảng công nghệ giáo dục của chúng tôi là mảng tác động xã hội lớn nhất. Thế còn mảng cao đẳng đại học của mình là tiềm năng nhiều nhất. Bởi vì giáo dục đại học như lúc nãy mình có chia sẻ, đối với mình là chất lượng còn thấp ở Việt Nam cho nên có rất nhiều đất để diễn. 

Giáo dục phổ thông của Việt Nam như mình đã nói lúc nãy là chất lượng không tệ. Anh phải tạo sự khác biệt. Hơi lan man một tẹo là cơ sở hạ tầng của những trường phổ thông ở những tỉnh thành phố lớn không hề tệ, tại các trường công là không tệ. Thế nhưng giáo dục cao đẳng đại học dạy nghề thì chất lượng nhìn chung là chưa cao. Cho nên đấy là ngành tiềm năng của chúng tôi và đợt vừa rồi chúng tôi huy động vốn thì sẽ làm hai việc chính: đầu tư vào khối phổ thông và mở rộng chương trình đại học 4 năm của Mỹ. Đấy là trong tương lai chúng tôi sẽ làm.

Host Trần Quốc Khánh: Với lượng vốn huy động được lớn như vậy thì em tin rằng anh sẽ tiếp tục shopping tiếp các trường để mua về, để đầu tư tiếp. Cũng tò mò trước quyết định là sẽ mua một trường nào đó thì đâu là những yếu tố hoặc là tiêu chí của một ngôi trường khiến anh quyết định là xuống tiền đầu tư?

Có 2 loại trường. Một là trường đấy phải là trường tốt, trường tốt thì đưa vào danh mục đầu tư của mình. Uy tín tốt, tỷ lệ tuyển sinh tốt, biên lợi nhuận không tệ, thì đấy là trường tốt. Rất khó để cải tổ một trường mà uy tín đã rất xấu rồi. 

Điều thứ hai, trường đấy có thể là chưa thực sự xuất sắc nhưng nó có cái khoảng để mình có thể cải thiện rất là nhiều. Ví dụ mình có rất nhiều trường, công suất mới chỉ là 40%, 50% thôi. Mình nhìn thấy mình có thể tăng được công suất lên thì rất là tốt. 

Nói chung chúng tôi không mua những trường theo cảm hứng, mình có hai tiêu chí rất rõ ràng. Nó tốt thì chúng tôi sẽ đầu tư, mình có thể sử dụng thương hiệu đấy để phát triển lên các cơ sở khác hoặc là room for growth, nghĩa là cái khoảng để phát triển tăng trưởng lên nhiều hơn rất nhiều thì chúng tôi sẽ đem những thương hiệu trường tốt vào, đem những công nghệ, những uy tín quản lý, đội ngũ quản lý của những trường đã tốt vào, mình sẽ cải thiện lên.

Host Trần Quốc Khánh: Theo anh thì bức tranh của giáo dục tư nhân Việt Nam trong 5 năm tới sẽ diễn tiến như thế nào, sẽ tiếp tục có sự thâu tóm và hợp nhất lại của hệ thống các trường hay như thế nào? 

Mình nghĩ là đối với khối giáo dục tư nhân chắc chắn sẽ có consolidation, nghĩa là hợp nhất. Bởi vì muốn làm giáo dục tư nhân, muốn làm thực tế làm tốt thì cũng như tất cả các ngành ngành khác thôi là cũng cần phải có tính quy mô, hiệu quả. Vẫn tiếp tục những cái gọi là consolidation, là hợp nhất lại, một số tổ chức lớn huy động lại rồi tập trung lại. Tất nhiên mình suy nghĩ là vẫn sẽ có những trường tư cực kỳ tốt, họ không tham gia vào cuộc chơi đấy nhưng mà sẽ tốn kém hơn cho họ thôi. 

Giáo dục tư nhân mình nghĩ sẽ phát triển, chỉ có điều càng ngày càng khó hơn. Bởi vì lúc nãy mình nói với cả anh Khánh, đầu tư cho giáo dục tư nhân rất tốn, 1 hecta đất mất đi khoảng 10 triệu đô rồi. Thế cho nên là cuộc chơi sẽ thuộc về những người mà có tiềm lực kinh tế mạnh, uy tín rõ ràng. Nó không thuộc về những tay chơi nho nhỏ nữa, vì lúc đó nó dần dần thoái trào rồi, khó làm đi rất nhiều. Cho nên mình nghĩ giáo dục tư nhân trong mấy năm tới sẽ phát triển rất là tốt nhưng sẽ tập trung lại khoảng vài ba player lớn trên thị trường và bắt đầu sẽ đi lan xuống các tỉnh, thành phố nhỏ hơn một chút. Ví dụ như Hà Nội, TP.HCM bắt đầu cạnh tranh rất mạnh nhưng mình nghĩ điều đó rất là tốt, có cạnh tranh là tốt mà. Thế nhưng mà các tỉnh đang phát triển lên ví dụ như Cần Thơ rồi Đà Nẵng rồi Hải Phòng… những thành phố đấy dần dần càng ngày càng gần với chất lượng, yêu cầu của những thành phố lớn như Hà Nội với TP.HCM. Thế thì nhu cầu đấy, chúng tôi cũng tập trung vào đấy nữa, bên cạnh Hà Nội, TP.HCM.

Host Trần Quốc Khánh: Tham vọng của EQuest đối với thị trường toàn quốc là như thế nào?

Tham vọng của chúng tôi là thành tổ chức giáo dục tư nhân có ảnh hưởng tốt và mạnh đến nền giáo dục của Việt Nam. Bọn mình không có tham vọng trở thành tổ chức giáo dục tư nhân lớn nhất Việt Nam, nhưng chúng tôi có tham vọng trở thành tổ chức tư nhân có tác động xã hội tích cực và cùng với Chính phủ Việt Nam giải quyết được những vấn đề những cái bottleneck, những cái nút thắt cổ chai trong giáo dục. 

Ví dụ như Giáo dục Đại học, chi phí bây giờ rất đắt. Những trường lớn như RMIT chẳng hạn hoặc là những trường như BUV hoặc Vin chi phí mình thấy vẫn rất là cao. Bọn mình sẽ đưa ra một sự thay thế khác, chi phí hợp lý hơn. Đấy là một cách mình tham gia và giải quyết các vấn đề trong thị trường giáo dục. 

Host Trần Quốc Khánh: Chi phí hợp lý hơn, chất lượng uy tín vẫn…

Mình nghĩ còn tốt hơn. Bởi vì chúng tôi không bị ám ảnh bởi sân bóng, không bị ám ảnh vào bể bơi, không bị ám ảnh bởi những cây xanh quá nhiều. Bọn mình chỉ quan trọng là lớp học lịch sự tử tế chứ chúng tôi không đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng. 

Host Trần Quốc Khánh: Để làm được điều đó thì sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khác cho học sinh Việt Nam. Để chốt lại cuộc nói chuyện ngày hôm nay, chúng ta nói rất nhiều ý rất quan trọng, cảm ơn anh thì nãy anh Toàn nhấn mạnh là không phải chỉ có cần tiền mới có thể làm giáo dục được, có nhiều tiền cũng chưa chắc làm được, các tỷ phú cũng đã cho thấy bài học rồi. Vậy thì ngoài yếu tố tài chính ra thì chốt và đúc kết lại ngày hôm nay những ý quan trọng nhất mà theo anh để có thể thành công khi đầu tư giáo dục tư nhân, ngoài tiền ra chỉ cần điều gì ạ?

Mình nghĩ đầu tư có một số ý như lúc nãy mình nói. Đầu tiên phải rất kiên nhẫn, anh không thể xây dựng thành Rome trong một đêm được, anh phải chấp nhận đây là một cuộc trường chinh dài hạn và phải rất rất kiên nhẫn. Kiên nhẫn không có nghĩa là không có tiền nhiều không có lời, không có thành công nhưng anh phải chấp nhận sự kiên nhẫn đấy trong giáo dục. Đó là điều đầu tiên. 

Điều thứ hai là anh phải có những người giỏi làm cùng, anh không thể xây được một công ty giáo dục tốt, một công ty tư nhân trong giáo dục tốt nếu anh không có những người giỏi hỗ trợ một cách đàng hoàng, tử tế. 

Điểm thứ ba như kiểu mình nói là anh luôn luôn phải cập nhật lifetime learning không chỉ cho đội ngũ giáo viên mà ngay cả cán bộ công nhân viên nữa. Anh không thể là một tổ chức giáo dục nếu những người cộng sự của anh không học hành gì cả. 

Thứ tư như mình đã nói lúc nãy, anh phải ám ảnh luôn cải thiện mình, lifetime learning mà, mỗi hôm thay đổi một tí, mỗi hôm thay đổi một tí chứ anh không phải đẻ ra một trường rồi ngày hôm nay nó dừng lại. 

Đấy là một số những kinh nghiệm của mình. 

Thế còn cái thứ năm mà mình cũng có chia sẻ về tổng thể tất cả, đấy là khi anh quy tụ người giỏi rồi thì đừng xác định anh build một tổ chức như là lãnh chúa, như là chủ tịch, anh phải là servant leadership. Đấy là điều kiện đủ thôi còn điều kiện cần nữa.

Host Trần Quốc Khánh: Cảm ơn anh Toàn. Thêm câu hỏi cuối nữa, anh làm em tò mò. Cuộc trường chinh EQuest 20 năm rồi mà 20 năm vừa qua thì sự kiên nhẫn và định hình thị trường, giáo dục thị trường, cho thị trường thấy những cái mới, mọi thứ cũng đã bắt đầu có sự chuyển biến. Vậy thì 20 năm tới, một chặng đường EQuest sắp tới, một cuộc trường chinh sắp tới thì trên bản đồ chiến lược của anh đâu là những điểm mà anh đang gọi là quan tâm nhất?

20 năm chắc hơi dài, nếu mình nghĩ khoảng 5 đến 10 năm nữa thì mình có thể chia sẻ được.

Host Trần Quốc Khánh: Chiến lược của anh thì đâu là điểm đỏ, điểm hot nhất?

Đầu tiên, chúng tôi muốn làm rất là mạnh trong mảng giáo dục cao đẳng đại học. Ví dụ như hiện giờ chúng tôi có 1.000 học sinh học chương trình đại học ở Mỹ thôi thì trong vòng 5 đến 7 năm nữa mình có khoảng 10.000 học sinh học, với chi phí hợp lý khoảng 5 đến 7.000 đô. Đấy là một cái chúng tôi làm. 

Cái thứ hai là chúng tôi muốn tác động của khối công nghệ giáo dục (Edtech) phải thực sự rõ và nó giúp thay đổi cả về chính sách nữa. Như lúc nãy mình có nói với cả anh Khánh, Edtech có thể cách mạng có thể giúp thay đổi hơn rất nhiều nhưng nếu chính sách không đi cùng thì sẽ tắt lại đây mãi. Bọn mình muốn tác động ngược trở lại, muốn tham vấn và làm việc cùng với nhà nước Việt Nam để thay đổi những chính sách đấy. 

Đấy là tham vọng rất lớn của chúng tôi. Chúng tôi không có tham vọng để trở thành một tổ chức giáo dục lớn nhất nhưng mà chúng tôi tham vọng là tổ chức có tác động lớn nhất. Mình muốn là một công ty giáo dục có ảnh hưởng là đầu tiên, mình cũng không tham vọng vươn ra toàn cầu, làm tốt trong nước đi đã, hoặc là trong khu vực đi đã.

Host Trần Quốc Khánh: Cảm ơn anh Toàn rất nhiều. Chúc anh sức khỏe và tiếp tục cuộc trường chinh của mình, cảm ơn anh rất nhiều, chúc anh may mắn.

Bình luận về bài viết này